Thứ 4, 27/11/2024 | English | Vietnamese
02:03:00 PM GMT+7Thứ 4, 27/11/2024
Bộ Tài chính đang xin ý kiến Chính phủ, các bộ ngành, tổ chức, cá nhân về đề nghị xây dựng dự án Luật thuế TNCN (thay thế) để phù hợp với bối cảnh mới.
Bộ Tài chính cho biết, Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện hành cần được rà soát để kịp thời sửa đổi, bổ sung nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, định hướng của Đảng, của Nhà nước, góp phần cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng an toàn, bền vững, đồng thời, phát huy hiệu quả hơn vai trò của chính sách thuế TNCN trong hệ thống thuế, thực hiện điều tiết thu nhập của các cá nhân một cách hợp lý, phù hợp với xu hướng phát triển và bối cảnh kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Đánh giá kết quả thực hiện thời gian qua, theo Bộ Tài chính, việc thực hiện Luật thuế TNCN đã thể hiện và phát huy được vai trò của thuế TNCN là một sắc thuế quan trọng trong hệ thống chính sách thuế của Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển, hội nhập những năm gần đây và do sự biến động nhanh của kinh tế - chính trị thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, Luật thuế TNCN hiện hành cũng đã phát sinh một số điểm hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu để rà soát, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được các yêu cầu về cải cách thuế TNCN đang đặt ra, đảm bảo tính minh bạch, bao gồm các quy định liên quan đến thu nhập chịu thuế; thu nhập được miễn thuế; cơ sở tính thuế và phương pháp xác định số thuế phải nộp đối với một số khoản thu nhập; biểu thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công; mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc.
Một số quy định của Luật thuế TNCN hiện hành cũng cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với quy định của Luật Đất đai năm 2024, qua đó, đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Bên cạnh đó, một số quy định về phạm vi, đối tượng chịu thuế trong Luật thuế TNCN chưa bao quát được các khoản thu nhập chịu thuế mới phát sinh; mức điều tiết thu nhập của một số loại thu nhập qua quá trình thực hiện cũng đã bộc lộ vướng mắc nên cần phải có những sự điều chỉnh cho phù hợp với xu hướng cải cách thuế quốc tế hiện nay và trong mối tương quan với các nguồn thu nhập khác nhau của cá nhân để thực hiện mở rộng cơ sở thuế và đảm bảo động viên hợp lý nguồn lực cho NSNN.
Cũng theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn vừa qua, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước, thu hút nguồn nhân lực, nguồn vốn, nguồn công nghệ cao, nâng cao nhận thức và cải thiện năng lực của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Cạnh tranh về nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực khoa học công nghệ, nhân lực chất lượng cao giữa các quốc gia ngày càng gay gắt. Cùng với đó, nguyên tắc của các hiệp định thuế và sự xuất hiện của những khoản thu nhập phát sinh qua các mô hình kinh doanh mới, hoạt động thương mại điện tử qua biên giới cũng đang đặt ra một số yêu cầu đối với việc hoàn thiện hệ thống chính sách thuế TNCN. Gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển, đã liên tục đưa ra các biện pháp cải cách về chính sách thuế TNCN để thích ứng với các xu thế này.
Theo đó, Luật thuế TNCN hiện hành cũng cần phải được rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội trong nước những năm tới đây cũng như xu thế cải cách chính sách thuế TNCN trên thế giới hiện nay. Qua đó, góp phần phát huy hiệu quả vai trò của sắc thuế này trong tổng thể hệ thống chính sách thuế của Việt Nam; thực hiện động viên hợp lý, hiệu quả nguồn lực cho ngân sách nhà nước để cùng với các nguồn lực khác đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước, nhất là chi cho công tác xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ cho các địa phương khó khăn.
02:09:00 PM GMT+7Thứ 4, 27/11/2024
02:07:00 PM GMT+7Thứ 4, 27/11/2024
02:04:00 PM GMT+7Thứ 4, 27/11/2024
Website nội bộ của VCCI
Liên kết nhanh
Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI
Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI
Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI | ||
Văn Phòng - Lễ tân: | Phụ trách website: | Liên hệ quảng cáo: |
📞 + 84-24-35742022 | 📞 + 84-24-35743084 | 📞 + 84-24-35743084 |
+ 84-24-35742020 | vcci@vcci.com.vn |
Truy cập phiên bản website cũ. Thiết kế và phát triển bởi ADT Global