Thứ 7, 28/12/2024 | English | Vietnamese
01:21:00 PM GMT+7Thứ 2, 16/09/2024
Nhấn mạnh quan điểm việc tăng thuế với đồ uống có cồn là “cú sốc chưa từng có”, các chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu sẽ lâm vào cảnh “khó chồng khó”.
với sản phẩm rượu, bia. Theo đó, lộ trình tăng thuế từ năm 2026 đến năm 2030 đối với rượu từ 20 độ trở lên là 70% - 90% (phương án 1), hoặc 80% - 100% (phương án 2),
thay vì 65% như hiện nay.
Rượu dưới 20 độ hiện tại đang chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất 35% sẽ được nâng lên 40% - 60% (phương án 1) hoặc 50% - 70% (phương án 2). Còn với mặt hàng bia, mức thuế sẽ là 70% - 90% (phương án 1) hoặc 80% - 100% (phương án 2), thay vì thuế suất 65% như hiện tại.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 7 tháng năm 2024, bình quân một tháng có hơn 17,9 ngàn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Chỉ số PMI hiện tại dù tương đương với thời điểm tháng 4/2021, nhưng xu thế phục hồi còn chưa ổn định. Điều này cho thấy các ngành sản xuất của Việt Nam, trong đó có ngành rượu bia, vẫn còn đối diện với những khó khăn rất lớn.
Không chỉ vậy, ngành rượu bia còn chịu tác động của một loạt chính sách khác như: Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt…
Bởi vậy, các biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt có thể giáng thêm một đòn mạnh vào các doanh nghiệp trong ngành này.
Đáng nói, ngành đồ uống đã chứng kiến thực trạng lợi nhuận bình quân toàn ngành liên tục giảm từ năm 2021, thu ngân sách toàn ngành giảm bình quân 10%/năm trong giai đoạn 2020-2023. Lượng hàng tồn kho riêng 6 tháng đầu năm 2024 tăng 29% so với cùng kỳ năm trước… Vì vậy, việc tăng mạnh và nhanh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn có thể tạo ra tình huống “khó chồng khó” đối với doanh nghiệp và người lao động trong ngành cũng như các ngành liên quan.
Đại diện Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn cho biết việc điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt như dự thảo - nếu được áp dụng - sẽ là “cú sốc chưa từng có” đối với ngành bia rượu và sẽ gây ra những tác động tiêu cực.
Nhận xét về đề xuất này, PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, cho rằng: "Khi xây dựng chính sách thuế nói chung và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm rượu, bia nói riêng, cần đảm bảo sự cân bằng giữa đối tượng nộp thuế và nhà nước; không tận thu mà phải nuôi dưỡng nguồn thu. Nội dung của nguyên tắc này là đánh thuế phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước nhưng không được để đối tượng nộp thuế rơi vào tình trạng khó khăn, suy kiệt. Đây là điều kiện tiên quyết quan trọng để duy trì sự tồn tại, phát triển của đối tượng nộp thuế, để nuôi dưỡng nguồn thu".
Cùng với đó, ông Long cho rằng vấn đề tiêu thụ rượu bia trôi nổi, nấu thủ công đã tồn tại hàng chục năm nay sẽ có thể trở nên tồi tệ hơn một khi các biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo kịch bản 2 của Bộ Tài chính được áp dụng.
Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục thuế, cho rằng cần nghiên cứu kỹ mức độ tăng tỷ lệ thuế suất cũng như cần có lộ trình tăng hợp lý để đảm đảm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, công ăn việc làm của người lao động trong chuỗi cung ứng từ khâu nguyên liệu, sản xuất, thương mại, dịch vụ ăn uống.
Việc này cũng sẽ tạo điều kiện để ổn định thị trường, giúp doanh nghiệp, người tiêu dùng thích nghi với việc tăng dần thuế đến năm 2030, tránh bị sốc do tăng nhanh, đột ngột.
“Việc điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt các mặt hàng rượu, bia cần hướng đến chính sách thuế hài hòa với các mục tiêu và phù hợp với bối cảnh cụ thể. Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức cao và liên tục nhiều khả năng không mang lại hiệu quả như mục tiêu đề ra. Có thể việc tăng thuế làm tăng giá bán, hạn chế sản xuất rượu, bia, nhưng chưa hẳn sẽ đạt được mục tiêu giảm tiêu dùng mặt hàng rượu, bia.
Chẳng hạn, việc tăng thuế cao dẫn đến hàng nhập lậu tăng, người tiêu dùng có thu nhập cao chuyển sang uống rượu, bia nhập lậu. Người tiêu dùng ở nông thôn, có thu nhập thấp chuyển sang cơ chế tự cung, tự cấp và bán lấy lãi bằng cách tự nấu rượu, tự pha chế, không nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, không đảm bảo chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân”, bà Cúc phân tích.
Cũng theo bà Cúc, thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế gián thu, được cấu thành trong giá bán rượu, bia. Về nguyên tắc, việc tăng thuế sẽ làm tăng giá bán sản phẩm tương ứng. Nhưng việc hạn chế tiêu dùng, không chỉ phụ thuộc vào yếu tố tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mà cần triển khai nhiều biện pháp khác mới đảm bảo mục tiêu đó.
Việc thực hiện Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đã làm giảm hẳn số lượng người điều hành phương tiện giao thông uống rượu bia là một minh chứng.
Vì vậy, bà Cúc đề xuất cần tăng cường thêm biện pháp quản lý rượu bia nhập lậu và đặc biệt là rượu do dân nấu, rượu sản xuất, mua bán bất hợp pháp, không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng; kể cả pha chế bằng cồn methanol công nghiệp vốn có thể gây độc với các cơ quan nội tạng, hệ thần kinh và thị giác, có thể gây chết người. Đối với rượu tự nấu đảm bảo chất lượng, cơ quan quản lý cần yêu cầu người nấu đăng ký sản xuất kinh doanh, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng…
Về vấn đề này, ông Phan Đức Hiếu, ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng việc tăng thuế là cần thiết nhưng vấn đề là cách tính thuế như thế nào cho hợp lý. Ông Hiếu đưa ra 5 lưu ý cho vấn đề này gồm, thứ nhất là cần cân nhắc lộ trình đánh thuế. Không thể để 2 phương án như đề xuất mà phải có thêm 1 lộ trình đánh thuế khác biệt. Lộ trình phải có thời gian giãn cách là 2,3 năm sau mới bắt đầu đánh thuế để doanh nghiệp có đủ thời gian thích ứng. “Theo tôi, nên bắt đầu đánh thuế từ năm 2027”, ông Hiếu nói.
Thứ hai là cần xác định rõ mức thuế xuất cao nhất đến năm 2030 là bao nhiêu. Nếu mức thuế quá cao, doanh thu của các doanh nghiệp sẽ bị sụt giảm, gây ảnh hưởng đến hoạt động thu thuế. Hơn nữa, phải có căn cứ thuyết phục để đưa ra mức thuế suất cao nhất.
Thứ ba là mức thuế áp dụng cho bia phải khác thuế áp dụng cho các sản phẩm rượu và nên thấp hơn rượu. Về sản phẩm bia, dòng bia có nồng độ cồn là 0% thì không nên đánh thuế. Đề xuất này mở ra cơ hội cho doanh nghiệp có cơ hội để tái cơ cấu sản xuất.
Thứ tư là nên xem lại mức thuế nhập khẩu áp dụng cho rượu nhập khẩu, nếu đang miễn thuế cho sản phẩm rượu có nồng độ cồn dưới 20 độ thì phải xem xét lại để tạo sự bình đẳng cho các sản phẩm trong nước.
Thứ năm là chỉ tăng thuế thôi là chưa đủ, phải cân nhắc thêm cả các biện pháp khác nữa, ví dụ tăng cường xử lý gian lân thương mại, phải kiểm soát được hoạt động sản xuất rượu thủ công để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cũng để thu thuế như những mặt hàng sản xuất trong nhà máy.
11:02:00 AM GMT+7Thứ 6, 27/12/2024
09:56:00 AM GMT+7Thứ 6, 27/12/2024
09:54:00 AM GMT+7Thứ 6, 27/12/2024
Website nội bộ của VCCI
Liên kết nhanh
Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI
Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI
Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI | ||
Văn Phòng - Lễ tân: | Phụ trách website: | Liên hệ quảng cáo: |
📞 + 84-24-35742022 | 📞 + 84-24-35743084 | 📞 + 84-24-35743084 |
+ 84-24-35742020 | vcci@vcci.com.vn |
Truy cập phiên bản website cũ. Thiết kế và phát triển bởi ADT Global