VCCI logo

LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Vietnam Chamber of Commerce and Industry

Thứ 4, 28/05/2025 | English | Vietnamese

Trang chủDoanh nghiệpDoanh nghiệp dệt may tăng tốc giao hàng sang Mỹ

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc giao hàng sang Mỹ

03:00:00 PM GMT+7Thứ 3, 27/05/2025

Để kịp các đơn hàng may mặc cập bến Mỹ trước ngày 9/7/2025, các doanh nghiệp may mặc niêm yết như MSH, TNG và HTG đang tăng tốc giao hàng để tận dụng giai đoạn thuế ưu đãi, dù phải đối mặt áp lực giảm đơn giá gia công.

Theo các chuyên gia của Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) nhìn chung, thỏa thuận hạ thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ làm khả năng cạnh tranh của một số ngành xuất khẩu giảm nhẹ, khiến cho tốc độ tăng thị phần tại Mỹ chậm lại so với báo cáo hồi tháng 4.

Dù vậy, FPTS duy trì đánh giá triển vọng tích cực với một số ngành xuất khẩu trong giai đoạn này, trong đó có ngành dệt may.

Theo FPTS, kim ngạch xuất khẩu may mặc tăng 2,3% so với cùng kỳ, giảm 0,7 điểm phần trăn, so với báo cáo tháng 4 bởi mức thuế bổ sung của Việt Nam chịu chỉ còn thấp hơn 25 điểm phần trăm so với Trung Quốc với giả định mức thuế hiện tại tiếp diễn tới hết năm 2025.

Trung Quốc và Việt Nam chiếm lần lượt 22% và 18% thị phần nhập khẩu của Mỹ trong năm 2024, một phần nhờ năng lực cạnh tranh mạnh nhất ở phân khúc sản phẩm có độ phức tạp từ trung bình đến cao, như áo khoác, đồ nội y, đồ ngủ và váy/đầm.

Bên cạnh đó, đơn hàng may mặc đại trà có xu hướng dịch chuyển sang các nước có chi phí nhân rẻ như Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Indonesia và Campuchia.

Kết quả cuộc đàm phán Mỹ - Trung sẽ có tác động đến các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam kể từ nửa cuối tháng 6/2025.

Cũng theo FPTS, việc Mỹ áp thuế bổ sung lên toàn bộ các đối tác thương mại lớn đã khiến giá bán lẻ hàng may mặc tăng đáng kể, kéo theo sự sụt giảm nhu cầu tiêu dùng nội địa đối với mặt hàng này. Sau thỏa thuận hạ thuế quan với Trung Quốc, thuế suất trung bình áp lên hàng may mặc nhập khẩu vào Mỹ ước tính giảm khoảng 25 điểm phần trăm (giả định cơ cấu thị phần xuất khẩu vào Mỹ không thay đổi so với năm 2024). Nhờ vậy, áp lực tăng giá bán lẻ tại thị trường Mỹ được giảm bớt, góp phần hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Đánh giá lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với Trung Quốc, các chuyên gia nhận định, lợi thế cạnh tranh của mảng may mặc xuất khẩu Việt Nam vẫn được duy trì. Các nhãn hàng tại Mỹ sẽ tiếp tục dịch chuyển đơn hàng khỏi Trung Quốc sang các nước chịu thuế thấp hơn như Việt Nam, Bangladesh, Ấn Độ... Tuy nhiên, tốc độ giành thị phần của Việt Nam sẽ chậm hơn so với việc Trung Quốc bị áp thuế bổ sung 145%.

FPTS ước tính thị phần xuất khẩu may mặc của Việt Nam sang Mỹ sẽ tăng 1,7 điểm phần trăm (giảm so với mức 3,5 điểm phần trăm trong báo cáo chuyên đề tháng 4).

Việt Nam có lợi thế trong việc bù đắp nguồn cung may mặc từ Trung Quốc nhờ vào cơ cấu sản phẩm may mặc tương đồng, tập trung vào các sản phẩm từ sợi nhân tạo. Hoạt động dệt may ổn định được hỗ trợ bởi tình hình chính trị và cơ sơ hạ tầng, cảng biển phát triển.

Đối với doanh nghiệp mảng may mặc niêm yết, VIS Rating đánh giá, kết quả của cuộc đàm phán Mỹ - Trung sẽ có tác động đến các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam kể từ nửa cuối tháng 6/2025 do thời gian vận chuyển đường biển của Việt Nam sang Mỹ thường mất từ 30 – 45 ngày. Để kịp các đơn hàng may mặc cập bến Mỹ trước ngày 9/7/2025, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam phải gửi đơn hàng trong nửa đầu tháng 6/2025.

Trong phần lớn thời gian của quý II/2025, mức thuế hàng may mặc Việt Nam phải chịu thấp hơn đáng kể so với Trung Quốc và tương đương với các quốc gia sản xuất may mặc tại Nam Á.

Theo Công ty Cổ phần May Sông Hồng (MSH), Tổng CTCP Dệt May Hòa Thọ (HTG) và CTCP Đầu tư và Thương mại (TNG), trong quý II, các đơn hàng với khách hàng tại Mỹ không bị hủy và được đối tác yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giao tận dụng 90 ngày hoãn thuế. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc chịu mức thuế cao đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp này nhận thêm một số đơn hàng nhỏ được chuyển dịch khỏi Trung Quốc.

Tuy vậy, đơn giá gia công có xu hướng giảm khoảng 1–2% so với mức giá ký trước đó, nhằm chia sẻ chi phí phát sinh từ thuế quan 10% hiện hành, có thể gây áp lực lên biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp may mặc niêm yết trong quý II.

TheoTạp chí Doanh nghiệp Việt Nam
Copy link

Văn bản pháp luật

Liên kết

Website nội bộ của VCCI

Footer logo

Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI 

  Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023

Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI

Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI
Văn Phòng - Lễ tân:  Phụ trách website: Liên hệ quảng cáo:
📞 + 84-24-35742022 📞 + 84-24-35743084 📞 + 84-24-35743084
 + 84-24-35742020   vcci@vcci.com.vn   

Truy cập phiên bản website cũ.                                                     Thiết kế và phát triển bởi ADT Global