VCCI logo

LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Vietnam Chamber of Commerce and Industry

Thứ 7, 28/12/2024 | English | Vietnamese

Trang chủDoanh nghiệpDoanh nghiệp dệt may tiếp cận nền tảng số theo tiêu chuẩn quốc tế

Doanh nghiệp dệt may tiếp cận nền tảng số theo tiêu chuẩn quốc tế

01:22:00 PM GMT+7Thứ 2, 16/09/2024

Các doanh nghiệp dệt may đã triển khai nhiều hoạt động về chuyển đổi số theo chuẩn quốc tế và tổ chức các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng, quy trình, tư duy quản lý cho đội ngũ cán bộ, nhân viên.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết: Vinatex đã triển khai nhiều hoạt động về chuyển đổi số như thiết kế phần mềm quản trị sợi, phần mềm tài chính kế toán… cùng với các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng, quy trình và tư duy quản lý cho đội ngũ cán bộ, nhân viên.

Hiện nay, dư địa về năng suất lao động/đầu người đối với người lao động không còn nhiều, nhất là khi các doanh nghiệp trong Vinatex đều là những doanh nghiệp top đầu về năng suất lao động tại Việt Nam. Nếu như tiếp tục phát triển theo định hướng này, thì Việt Nam sẽ có nguy cơ 'đi xuống" khi mà chi phí lao động, tiền lương của Việt Nam đang cao cấp 2-3 lần so với Campuchia, Banladesh… Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng giải pháp triển khai triệt để nguồn lực doanh nghiệp trên nền tảng số.

Ông Phạm Minh Đức, Tổng Giám đốc May Nam Định cho biết: Để nâng cao hiệu quả quản trị, đảm bảo năng lực nội tại và bộ máy vận  hành của công ty phù hợp với tốc độ tăng trưởng hiện nay, công ty đang tập trung số hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và điều hành nhằm tối ưu hóa chi phí, phát huy hiệu quả trên nền tảng số.

Theo ông Lê Tiến Trường, chuỗi cung ứng dệt may bao gồm 7 khâu gồm: thăm dò thị trường, thị hiếu khách hàng; thiết kế ý tưởng; sản xuất phát triển hàng mẫu; sourcing nguyên liệu; tổ chức sản xuất; logistics; bán hàng tới người tiêu dùng.

Tuy nhiên, với các doanh nghiệp hầu hết hiện nay chủ yếu nằm ở khâu thứ 5, gia công đơn thuần, có một số ít các doanh nghiệp làm FOB nhưng chủ yếu là FOB chỉ định có nghĩa doanh nghiệp nhân đơn hàng và đối tác chỉ định nhà cung cấp nguyên phụ liệu. Nhưng nếu tiếp tục chỉ phát triển công đoạn 4 và 5, thì dư địa để đạt được mức tiền lương 400 - 500 USD/lao động là tương đối khó.

Với các doanh nghiệp thành công, có sự tăng trưởng tốt hiện nay hầu hết là các doanh nghiệp làm FOB thực sự, chủ động tìm nguồn cung ứng nguyên liệu, vươn lên ở khâu thứ 3 – sản xuất phát triển hàng mẫu để chào hàng, bán hàng. Tuy nhiên, khi tham gia các nấc cao hơn trong chuỗi cung ứng từ tổ chức sản xuất đơn thuần, thì trở ngại lớn nhất của các doanh nghiệp là công tác quản trị khi số lượng mẫu lớn, quy mô đơn hàng có thể rất nhỏ, thời gian giao hàng nhanh…

Do vậy, trong quá 2 năm gần đây, cùng với quá trình đánh giá người đại diện vốn tại các doanh nghiệp trong Vinatex, nhiều doanh nghiệp trong Vinatex đã triển khai triệt để hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp trên nền tảng số (ERP). Điều này giúp năng lực quản lý, năng suất lao động quản lý diễn ra nhanh và chính xác mà không cần sử dụng đến người lao động trực tiếp, hệ số giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp không bị tăng lên.

Do đó, khi chi phí dành cho lao động trực tiếp giảm đi, doanh nghiệp có thể dồn nguồn lực này cho người lao động trực tiếp tại khu vực sản xuất, người lao động có thu nhập tốt, doanh nghiệp không bị áp lực bởi câu chuyện về năng suất lao động/đầu người.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp dệt may đã có những cách tiếp cận về ERP toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế; có những doanh nghiệp triển khai phần mềm tự viết và mua thêm các phần mềm chuyên dụng mua ở trong nước để kết cấu lại thành hệ thống ERP của riêng doanh nghiệp.

Nhưng cũng có các doanh nghiệp nhỏ dùng các hệ thống ERP nội địa tại Việt Nam. Do đó, Tập đoàn mong muốn các doanh nghiệp tiếp cận mô hình ERP. Mô hình do Công ty World Fashion Exchange (WFX) đã triển khai thành công tại Công ty cổ phần Quốc tế Phong Phú, Dệt May Thành Công, chuẩn bị đưa vào hoạt động tại May Bắc Giang…

Mô hình này đang mang lại các tiện ích và giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp dệt may để nâng cao năng lực quản lý và tiến dần tới các khu vực mới có dư địa phát triển cho doanh nghiệp dệt may, thoát ra khỏi vùng sản xuất truyền thống thông thường.

WFX đã có kinh nghiệm hợp tác và triển khai cung cấp phần mềm quản trị số đối với doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam và trên thế giới. Bên cạnh đó, WFX cũng được phát triển tích hợp đa dạng tiền tệ, đa quốc gia, đa ngôn ngữ trong quản trị.

TheoNgọc Trần/BNEWS/TTXVN
Copy link

Văn bản pháp luật

Liên kết

Website nội bộ của VCCI

Footer logo

Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI 

  Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023

Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI

Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI
Văn Phòng - Lễ tân:  Phụ trách website: Liên hệ quảng cáo:
📞 + 84-24-35742022 📞 + 84-24-35743084 📞 + 84-24-35743084
 + 84-24-35742020   vcci@vcci.com.vn   

Truy cập phiên bản website cũ.                                                     Thiết kế và phát triển bởi ADT Global