Thứ 2, 25/11/2024 | English | Vietnamese
09:35:00 AM GMT+7Thứ 4, 13/11/2024
Là ngành có triển vọng khi Việt Nam đón sóng đầu tư của các tập đoàn công nghệ lớn nhưng hiện ngành điện tử còn đối diện với nhiều thách thức.
Báo cáo mới đây của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 10, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 10 tháng năm 2024, có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể, đó là các mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; dệt may; giày, dép; gỗ và sản phẩm gỗ; phương tiện vận tải và phụ tùng. Đây cũng mức tăng cao nhất trong nhóm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu dẫn đầu của Việt Nam.
Theo Tổng cục Thống kê, công nghiệp điện tử là ngành có nhiều thuận lợi để phát triển khi Việt Nam nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động. Đặc biệt là tiềm năng từ nhiều thị trường xuất khẩu quốc tế rộng lớn khác khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do. Bên cạnh đó, những lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp điện tử còn đến từ việc nước ta có nguồn lao động dồi dào, đáp ứng nhu cầu sản xuất cao.
Dù là thị trường tiềm năng song ngành điện tử còn đối diện nhiều khó khăn. Ảnh minh họa |
Dù tiềm năng, song Tổng cục thống kê cũng chỉ ra, ngành cũng đối diện nhiều khó khăn. Hiện nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện Việt Nam vẫn đang dừng ở giai đoạn đầu trong chuỗi sản xuất và phụ thuộc phần lớn vào các doanh nghiệp FDI. Năng lực sản xuất của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa phát triển sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao.
Do thị trường điện-điện tử dân dụng trong nước chủ yếu do các thương hiệu nước ngoài chiếm lĩnh nên các doanh nghiệp điện tử nội địa có tiếng trước đây đang phát triển chậm lại hoặc mất dần thương hiệu.
Thực tế, quy mô thị trường ngành điện tử của Việt Nam không chỉ giới hạn ở trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra thế giới. Để tận dụng, khai thác hiệu quả tiềm năng của ngành điện tử, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, các doanh nghiệp ngành điện tử cần nâng cao năng lực để có thể tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp đầu chuỗi đang hoạt động tại Việt Nam và tăng cường tham gia các hoạt động, sự kiện kết nối kinh doanh để có thể tận dụng được những cơ hội kết nối với doanh nghiệp điện tử EU.
"Trong thời gian tới, còn nhiều thách thức mà nền kinh tế nói chung và sản xuất công nghiệp nói riêng sẽ phải đối diện. Theo đó, để các sản phẩm công nghiệp nói chung, ngành công nghiệp điện tử nói riêng rộng cửa tiếp cận các thị trường khó tính cần nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, khả thi"- chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói.
Về phía doanh nghiệp, ông Lại Hoàng Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Truyền thông và Máy tính Thánh Gióng cho rằng, để bắt tay vào hoạt động trong ngành công nghiệp điện tử, các doanh nghiệp Việt Nam phải chuẩn bị một nguồn lực rõ ràng, có chỉ tiêu, mục đích trong thời gian cụ thể.
"Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng đề xuất, hiện các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình, hoạt động có thể tiếp cận được các ngành công nghiệp điện tử, công nghệ sản xuất chíp bán dẫn. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất điện tử cũng đang rất vướng mắc trong tìm các nguồn vốn đầu tư”, ông Dương nhấn mạnh.
Theo chuyên gia Nguyễn Minh Phong, để hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp điện tử tăng khả năng xúc tiến xuất khẩu, gia tăng năng lực trong chuỗi cung ứng toàn cầu, một trong những giải pháp được Bộ Công Thương cùng hệ thống thương vụ ở nước ngoài xác định trong thời gian tới là tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. Qua đó, thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của nền kinh tế nói chung.
Quy mô thị trường ngành điện tử của Việt Nam không chỉ giới hạn ở trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra thế giới |
Ngoài ra, để chủ động và phát triển nhanh, bền vững cho ngành công nghiệp điện tử hiện nay, chuyên gia Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh, các nhà hoạch định chính sách cần xây dựng các biện pháp bảo vệ thị trường điện - điện tử tiêu dùng. Đồng thời, tập trung hỗ trợ một số doanh nghiệp triển vọng của Việt Nam trong lĩnh vực điện tử nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp này phát triển, đóng vai trò dẫn dắt thị trường điện tử trong nước, đặc biệt là các sản phẩm điện - điện tử gia dụng.
Về phía Bộ Công Thương, thời gian qua, Bộ đã triển khai nhiều chương trình, dự án hợp tác quốc tế, các doanh nghiệp FDI đã có những chính sách nhất định nhằm hỗ trợ các nhà cung ứng nội địa và bản thân các doanh nghiệp trong nước cũng rất nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh để gia nhập vào chuỗi cung ứng của các FDI.
Bộ Công Thương khuyến nghị, để có thể tận dụng cơ hội và thực thi hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, các doanh nghiệp ngành điện tử cần nâng cao năng lực để có thể tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp đầu chuỗi đang hoạt động tại Việt Nam và tăng cường tham gia các hoạt động, sự kiện kết nối kinh doanh để có thể tận dụng được những cơ hội từ các FTA mang lại.
Website nội bộ của VCCI
Liên kết nhanh
Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI
Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI
Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI | ||
Văn Phòng - Lễ tân: | Phụ trách website: | Liên hệ quảng cáo: |
📞 + 84-24-35742022 | 📞 + 84-24-35743084 | 📞 + 84-24-35743084 |
+ 84-24-35742020 | vcci@vcci.com.vn |
Truy cập phiên bản website cũ. Thiết kế và phát triển bởi ADT Global