VCCI logo

LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Vietnam Chamber of Commerce and Industry

Thứ 2, 07/07/2025 | English | Vietnamese

Trang chủDoanh nhânDoanh nhân Nguyễn Văn Đệ: Nghị Quyết 68 xóa bỏ nghi kỵ về kinh tế tư nhân

Doanh nhân Nguyễn Văn Đệ: Nghị Quyết 68 xóa bỏ nghi kỵ về kinh tế tư nhân

10:41:00 AM GMT+7Thứ 2, 07/07/2025

anh-chinh-1518.jpg

Trong cuộc trao đổi với Đầu tư Tài chính - VietnamFinance, ông Nguyễn Văn Đệ đã chia sẻ góc nhìn về những điểm đột phá của Nghị quyết 68, các rào cản cần được tháo gỡ, cũng như thông điệp gửi tới thế hệ doanh nhân trẻ trên hành trình dựng xây Tổ quốc.

Chúng tôi rất phấn khởi, thực sự xúc động và hưởng ứng Nghị quyết 68 một cách nhiệt thành. Nghị quyết lần này thể hiện rõ quan điểm đột phá và mang tính cách mạng khi khẳng định vai trò của khu vực kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế. Điều này không chỉ tạo thêm niềm tin mà còn khơi dậy khát vọng được cống hiến của giới doanh nhân.

Điểm đột phá lớn nhất chính là việc xóa bỏ những định kiến, nghi kỵ lâu nay về kinh tế tư nhân. Nghị quyết cũng đưa ra những chính sách cụ thể, mở rộng không gian phát triển, cho phép doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được tham gia vào những lĩnh vực vốn trước đây chỉ dành cho doanh nghiệp nhà nước.

Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là phải cụ thể hóa nghị quyết bằng thể chế và hành động thực tiễn; cần sự vào cuộc đồng bộ từ trung ương đến địa phương, kết nối người lao động với doanh nghiệp, chuyển từ cơ chế "xin – cho" sang một nền hành chính phục vụ và kiến tạo. Hiện tại, việc triển khai mới chỉ rõ nét ở cấp trung ương, còn ở địa phương vẫn còn nhiều vướng mắc.

Tôi cho rằng một trong những nội dung thiết thực nhất là chủ trương không hình sự hóa các quan hệ kinh tế. Đây là bước đi thể hiện sự thấu hiểu sâu sắc của Bộ Chính trị. Làm kinh tế đòi hỏi sự linh hoạt, nếu cứ áp đặt, bắt lỗi, sẽ làm nảy sinh tâm lý e ngại, không ai dám dấn thân. Việc tháo gỡ tâm lý này chính là "cởi trói", tạo điều kiện để phong trào sản xuất kinh doanh phát triển mạnh mẽ.

Tinh thần này vốn đã được Đảng nhấn mạnh từ trước, nhưng lần này được nhắc lại trong một nghị quyết mang tính định hướng cao như Nghị quyết 68 là rất đúng lúc. Đã là doanh nhân thì phải có trách nhiệm với xã hội, không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn đóng góp cho cộng đồng, cho quốc gia.

Tuy nhiên, thực tế vẫn có một bộ phận doanh nhân chỉ lo thu vén cá nhân, đầu tư cho con cái, hoặc mang vốn ra nước ngoài. Đây là hành vi trái ngược với tinh thần dân tộc. Là người Việt Nam, khi có của cải thì phải biết chia sẻ, đồng hành cùng đất nước trong lúc khó khăn. Doanh nhân phải có bổn phận xây dựng đất nước cả về vật chất lẫn tinh thần.

Thực sự, doanh nghiệp tư nhân rất cần một môi trường thuận lợi để yên tâm làm ăn. Trong quá trình triển khai dự án, rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Nếu mỗi khi gặp khó khăn mà chính quyền không kịp thời hỗ trợ, thì doanh nghiệp rất dễ bị "chết yểu". Cán bộ nhà nước cần đồng hành, tháo gỡ, thậm chí động viên doanh nghiệp bằng sự chân thành, thiện chí, thay vì chỉ trích, trách cứ.

Tôi từng trải qua nhiều dự án gặp trở ngại, đôi khi chỉ vì một sự dừng lại đột ngột mà kéo theo thiệt hại lớn. Do đó, tôi rất mong cơ quan thực thi pháp luật phải chia sẻ, hiểu và hỗ trợ doanh nghiệp thực chất hơn nữa.

Đó chính là lòng yêu nước. Doanh nhân Việt Nam dấn thân làm kinh tế vì khát vọng đóng góp cho đất nước. Tuy nhiên, để hiện thực hóa điều đó, trước tiên họ phải tự lo được cho bản thân, gia đình và người lao động. Khi có được nền tảng vững chắc, họ sẽ tiếp tục đóng góp cho quốc gia.

Nhà nước cần ghi nhận điều này và tạo điều kiện bằng thể chế thông thoáng, hạn chế thanh tra kiểm tra không cần thiết, chấm dứt tình trạng hình sự hóa, gây áp lực tâm lý. Tôi tin rằng nếu các cơ chế thuận lợi được thực thi nghiêm túc, phong trào thi đua yêu nước trong doanh nhân sẽ bùng nổ mạnh mẽ.

Tôi đặt rất nhiều kỳ vọng vào Nghị quyết 68. Tuy nhiên, việc thực hiện đòi hỏi thời gian, đặc biệt là sự chuyển biến trong tư duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ công chức. Họ cần hội nhập cùng tinh thần đổi mới, sẵn sàng lắng nghe và đồng hành với doanh nghiệp. Tôi mong mỏi sự thay đổi mạnh mẽ từ địa phương, tránh tình trạng "trên nóng – dưới lạnh", tránh lợi ích nhóm, tránh tư duy gia đình trị. Nếu trung ương gọi, địa phương trả lời, nếu các cấp đồng lòng thì chắc chắn sẽ tạo ra những thay đổi lớn.

Tôi từng trải qua rất nhiều gian khó trong những năm đầu khởi nghiệp. Nhưng chính niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã giúp tôi kiên trì và vượt qua. Vì thế, tôi nhắn nhủ thế hệ doanh nhân trẻ: hãy nỗ lực không ngừng, vừa làm vừa học, chủ động tiếp thu kinh nghiệm từ thế hệ đi trước.

Hãy tích cực tham gia các tổ chức hội, các hoạt động hội thảo, các chương trình ngoại khóa để nâng cao nhận thức và bản lĩnh. Ví dụ, trong Hiệp hội Bệnh viện Tư nhân Việt Nam, chúng tôi đã thành lập hội kế cận, nơi những người trẻ có trình độ, năng lực được đào tạo để tiếp nối sự nghiệp phát triển.

Nếu đất nước chú trọng phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy khuyến học, khuyến tài, thì chắc chắn Việt Nam sẽ có một thế hệ doanh nhân mới năng động, sáng tạo, góp phần đưa phong trào thi đua yêu nước lên một tầm cao mới.

Xin cảm ơn ông về cuộc phỏng vấn!

TheoTạp chí điện tử Đầu tư Tài chính
Copy link

Văn bản pháp luật

Liên kết

Website nội bộ của VCCI

Footer logo

Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI 

  Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023

Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI

Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI
Văn Phòng - Lễ tân:  Phụ trách website: Liên hệ quảng cáo:
📞 + 84-24-35742022 📞 + 84-24-35743084 📞 + 84-24-35743084
 + 84-24-35742020   vcci@vcci.com.vn   

Truy cập phiên bản website cũ.                                                     Thiết kế và phát triển bởi ADT Global