Thứ 7, 25/01/2025 | English | Vietnamese
09:29:00 AM GMT+7Thứ 2, 23/09/2024
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc FED hạ lãi suất sẽ góp phần giúp cho Việt Nam ổn định được mặt bằng lại suất, kể cả lãi suất huy động và cho vay. Cùng với đó, chu kỳ nới lỏng tiền tệ cũng bắt đầu.
Kết thúc cuộc họp chính sách ngày 17 - 18/9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã thực hiện đợt Fed cắt giảm lãi suất đầu tiên kể từ giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19, theo đó hạ 50 điểm cơ bản (bps) nhằm ngăn chặn thị trường lao động tiếp tục suy yếu.
Đánh giá về động thái Fed cắt giảm lãi suất, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tiền tệ - Tài chính Quốc gia, việc Fed cắt giảm lãi suất 50 điểm % có tác động tích cực đối với kinh tế - tài chính thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Đối với nền kinh tế cũng như thị trường tài chính Việt Nam, theo đánh giá của ông Lực việc Fed hạ lãi suất sẽ tác động qua 4 kênh.
Thứ nhất, nó sẽ góp phần giảm bớt áp lực đối với việc tăng lãi suất, nhất là lại suất bằng đồng USD. Điều này rất cần thiết trong bối cảnh, thời gian qua áp lực tăng lãi suất của Việt Nam đang gia tăng do lãi suất đầu vào tăng và đang tăng thêm vừa qua. Vì vậy, động thái vừa rồi của Fed rõ ràng sẽ góp phần giúp cho Việt Nam ổn định được mặt bằng lại suất, kể cả lãi suất huy động và cho vay.
Thứ hai là, tác động tích cực đối với tỷ giá vì việc Fed hạ lãi suất sẽ giúp giảm bớt đi chênh lệch lãi suất USD - VND và qua nó tiếp tục giảm bớt đi cái áp lực đối với tỷ giá.
Trên thực tế, là đồng USD đã và đang tăng thêm và VND cũng tăng giá trở lại. Đến thời điểm hiện nay, tỷ giá VND đã tăng 1 - 1,5%. Điều này rất tích cực sau khi tỷ giá USD/VND đã 4,5 - 5% trong khoảng hai tháng.
Việc Fed Fed cắt giảm lãi suất cũng tích cực hơn với nghĩa vụ trả nợ của Việt Nam. Đặc biệt là với vay nợ nước ngoài bằng đồng đô la Mỹ và kể cả là bằng đồng Euro, lãi suất của cả hai đồng tiền này đều đang giảm thêm trong thời gian vừa qua nhưng cũng không nhiều.
Tuy rằng, Việt Nam vay nợ nước ngoài bằng USD không phải là quá nhiều nhưng cũng chiếm 6 - 7% tổng dư nợ, nên việc hạ lãi suất thì chắc chắn sẽ mang đến tín hiệu tích cực.
Thứ ba là tác động đối với thị trường chứng khoán. Về cơ bản đây là một thông tin tích cực, bởi nó sẽ góp phần giảm đi trạng thái bán ròng của nhà đầu tư đầu tư ngoại.
Trong bối cảnh chênh lệch lãi suất giữa VND và USD được thu hẹp và triển vọng nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam, nhất là sau những động thái quyết liệu của Chính phủ và Bộ Tài chính trong thời gian vừa qua. Rõ ràng việc Fed giảm lãi suất sẽ tác động khá là thích cực đối với thị trường chứng khoán của Việt Nam.
Cuối cùng là tác động gián tiếp đối với xuất nhập khẩu của Việt Nam chúng ta và một chút đối với đầu tư nước ngoài. Khi lãi suất đồng USD giảm nó sẽ kích thích kinh tế Mỹ phục hồi tích cực hơn, ít nhất là trong cuối năm nay và đầu năm sau, qua đó kích cầu nhu cầu đối với việc nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ Việt Nam.
Khi lãi suất của Mỹ giảm còn kích thích nhu cầu đầ tư, tiêu dùng của Mỹ và một số nước khác trên thế giới giúp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Bên cạnh đó, lãi suất giảm sẽ thúc đẩy đầu tư FDI vào Việt Nam. Dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ tìm đến các quốc gia tăng trưởng cao. Lãi suất với đồng USD giảm vừa kích cầu đầu tư vừa giảm bớt đi áp lực tỷ giá cũng như tạo ra tâm lý yên tâm hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Một yếu tố nữa cũng tác động gián tiếp đến hoạt động nhập khẩu bởi khi tỷ giá giảm thì rõ ràng là cái áp lực đối với những người nhập khẩu trả tiền bằng USD nó sẽ bớt đi.
Bên cạnh những lợi thế ở trên, theo quan điểm của ông Lực, việc Fed giảm lãi suất vẫn còn nhiều rủi ro, thách thức khó lường. Do đó, để đảm bảo thực hiện được mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Quốc Hội, Chính phủ đã đề ra, ông Lực đề xuất các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục tiếp tục bám sát, chủ động phân tích, dự báo và có kịch bản ứng phó phù hợp đối với tình hình kinh tế, tài chính quốc tế.
Cùng với đó, nâng cao hiệu quả trong điều hành, phối hợp chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, bình ổn tỷ giá, thị trường tài chính - tiền tệ, đảm bảo an sinh xã hội.
Theo đó, chính sách tài khóa tiếp tục giữ vai trò chủ lực, mở rộng có trọng tâm, trọng điểm, gắn với đẩy mạnh giải ngân đầu tư công; chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt, tăng khả năng tiếp cận tín dụng gắn với kiểm soát rủi ro và xử lý nợ xấu.
“Chính phủ chỉ đạo, điều hành đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng hóa, dịch vụ thiết yếu gắn với lộ trình, thời điểm phù hợp khi tăng giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, tăng cường kiểm tra - giám sát thị trường và truyền thông nhằm giảm thiểu đầu cơ, găm hàng và hiện tượng "té nước theo mưa" khi cung hàng bị ảnh hưởng do bão lũ vừa qua và khi triển khai lộ trình tăng lương”, ông Lực nói.
Cuối cùng, ông Lực cho rằng cần tiếp tục kiên định chính sách tiền tệ như thời gian qua, trong đó tiếp tục linh hoạt sử dụng nhiều công cụ khác nhau nhằm ổn định mặt bằng lãi suất, tỷ giá và thị trường ngoại hối, thị trường vàng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát trong mục tiêu.
“Chính phủ tiếp tục ưu tiên các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán nhằm tận dụng cơ hội dịch chuyển, phân bổ tài sản đầu tư quốc tế cũng như kiểm soát rủi ro trong chu kỳ lãi suất giảm như nêu trên”, ông Lực khẳng định.
Website nội bộ của VCCI
Liên kết nhanh
Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI
Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI
Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI | ||
Văn Phòng - Lễ tân: | Phụ trách website: | Liên hệ quảng cáo: |
📞 + 84-24-35742022 | 📞 + 84-24-35743084 | 📞 + 84-24-35743084 |
+ 84-24-35742020 | vcci@vcci.com.vn |
Truy cập phiên bản website cũ. Thiết kế và phát triển bởi ADT Global