VCCI logo

LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Vietnam Chamber of Commerce and Industry

Thứ 6, 27/12/2024 | English | Vietnamese

Trang chủTin tổng hợpGia tăng rủi ro trả nợ trên toàn thế giới

Gia tăng rủi ro trả nợ trên toàn thế giới

11:24:00 AM GMT+7Thứ 6, 06/12/2024

Theo báo cáo của IIF, các khoản thâm hụt ngân sách lớn của chính phủ có thể khiến nợ công toàn cầu tăng thêm 1/3 vào năm 2028, đạt gần 130.000 tỷ USD, làm gia tăng rủi ro trả nợ trên toàn thế giới.

Theo báo cáo của Hiệp hội Tài chính Quốc tế (IIF) công bố mới đây, tổng nợ công toàn cầu đã tăng thêm hơn 12.000 tỷ USD trong ba quý kể từ đầu năm 2024, đạt mức cao kỷ lục mới là gần 323.000 tỷ USD. Nguyên nhân của tình trạng này là do chi phí vay giảm và nhu cầu đối với các tài sản rủi ro gia tăng.

Báo cáo của IIF cho thấy, các khoản thâm hụt ngân sách lớn của chính phủ có thể khiến nợ công toàn cầu tăng thêm 1/3 vào năm 2028, đạt gần 130.000 tỷ USD, qua đó làm gia tăng rủi ro trả nợ trên toàn thế giới.

Báo cáo nêu rõ: “Những căng thẳng thương mại gia tăng và gián đoạn chuỗi cung ứng đang đe dọa tăng trưởng kinh tế toàn cầu, làm tăng khả năng xảy ra các chu kỳ suy thoái ngắn hạn trên thị trường nợ công. Áp lực lạm phát tái xuất hiện và tài chính công bị siết chặt có thể làm tăng chi phí vay mượn, từ đó gia tăng căng thẳng tài khóa và khiến việc quản lý nợ ngày càng khó khăn”.

Báo cáo trên được đưa ra trong bối cảnh thế giới chuẩn bị cho nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump tại Nhà Trắng, với các tuyên bố áp thuế thương mại đối với châu Âu, Mexico, Canada và Trung Quốc. Sự bất ổn tiềm tàng từ các chính sách của ông Trump đã thúc đẩy một số quốc gia phát hành trái phiếu trước khi ông nhậm chức vào tháng 1/2025, thời điểm thị trường có thể trở nên khó đoán hơn.

Cùng ngày, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, các nước đang phát triển đã chi kỷ lục 1.400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm 2023, giữa bối cảnh chi phí lãi suất tăng lên mức cao nhất trong 20 năm, gây áp lực lên ngân sách dành cho các nhu cầu thiết yếu như y tế, giáo dục và môi trường.

Báo cáo Nợ Quốc tế mới nhất của WB cho thấy tổng số tiền lãi trả nợ nước ngoài của các nước đang phát triển đã tăng vọt lên 406 tỷ USD, và những nước nghèo nhất phải đối mặt với nhiều khó khăn nhất. Những quốc gia này, đủ điều kiện vay vốn từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) của WB, đã trả nợ số tiền kỷ lục 96,2 tỷ USD trong năm 2023. WB cho biết, các nước đủ điều kiện vay của IDA hiện đang chi trung bình 6% thu nhập từ xuất khẩu để trả nợ nước ngoài, mức chưa từng thấy kể từ năm 1999. Đối với một số quốc gia, khoản thanh toán này lên tới 38% thu nhập từ xuất khẩu.

WB cho biết, vào cuối năm 2023, nợ nước ngoài của tất cả các nước thu nhập thấp và trung bình trên thế giới đã đạt mức kỷ lục 8.800 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2020.

Áp lực đối với các nước nghèo nhất đã buộc họ phải tìm đến các tổ chức đa phương, bao gồm WB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Các tổ chức này đã bơm cho họ thêm 51 tỷ USD vào năm 2022 và 2023 so với số tiền thu hồi nợ.

Chuyên gia Kinh tế trưởng của WB, Indermit Gill, cho biết: "Các tổ chức đa phương đã trở thành nguồn cứu trợ cuối cùng cho các nền kinh tế nghèo đang vật lộn để cân bằng giữa việc trả nợ và chi tiêu cho y tế, giáo dục và các ưu tiên phát triển quan trọng khác".

TheoMinh Trang (Theo Reuters) / TTXVN
Copy link

Văn bản pháp luật

Liên kết

Website nội bộ của VCCI

Footer logo

Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI 

  Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023

Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI

Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI
Văn Phòng - Lễ tân:  Phụ trách website: Liên hệ quảng cáo:
📞 + 84-24-35742022 📞 + 84-24-35743084 📞 + 84-24-35743084
 + 84-24-35742020   vcci@vcci.com.vn   

Truy cập phiên bản website cũ.                                                     Thiết kế và phát triển bởi ADT Global