Thứ 2, 23/12/2024 | English | Vietnamese
02:56:00 PM GMT+7Thứ 7, 07/09/2024
GIZ đang tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, như dệt may, chế biến nông sản, lâm nghiệp… trong quá trình chuyển đổi số.
Ông Dennis Quennet - Giám đốc Cụm Dự án Phát triển Kinh tế bền vững của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tại Việt Nam cho biết, GIZ đã và đang hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong chuyển đổi số, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội.
Doanh nghiệp dệt may được hỗ trợ chuyển đổi số (Ảnh minh hoạ) |
Cụ thể, GIZ đang tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, như dệt may hoặc chế biến nông sản. Đây là những ngành có tiềm năng xuất khẩu cao và nằm trong số những ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. Đồng thời, ngành dệt may và nông nghiệp đều có tiềm năng cao cho chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, có thể tạo tác động đáng kể đến nền kinh tế Việt Nam do đặc thù sử dụng nhiều năng lượng và lao động.
Ngoài ra, GIZ cũng hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực lâm nghiệp. Ngành gỗ có thể là nơi áp dụng rất nhiều ứng dụng kỹ thuật số, như việc xác định các loại gỗ có thể giúp tạo ra liên kết mạnh mẽ hơn giữa ngành gỗ Việt Nam với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Một lĩnh vực khác liên quan đến chuyển đổi số và chuyển đổi xanh GIZ đang làm việc là chuyển đổi năng lượng. Theo đó, Việt Nam có thể tiết kiệm tài nguyên nhờ áp dụng các công nghệ kỹ thuật số vào phát triển các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
“GIZ hiện đang ở giai đoạn đầu làm việc với các đối tác từ cả khu vực công và tư về sự kết hợp giữa số hóa và nền kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm liên quan cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam” - ông Dennis Quennet chia sẻ .
Ông Dennis Quennet cũng cho rằng, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng hãy chuẩn bị cho thực tế rằng các khuôn khổ liên quan đến biến đổi khí hậu và chuyển đổi số sẽ tác động đến quan hệ thương mại.
Có một cách mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể làm là khám phá các mô hình kinh doanh số có thể tạo ra tác động thích ứng và giảm thiểu tiêu cực hoặc sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Về vấn đề này, các doanh nghiệp nên tìm một vị trí thích hợp, phát triển các thế mạnh cạnh tranh, tham gia vào mạng lưới với các công ty khác và tìm liên minh trong nước và quốc tế.
Thực hiện thay đổi này có thể sẽ không dễ, nhưng theo kinh nghiệm của GIZ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đạt được điều đó vì tính linh hoạt và tiềm năng đổi mới của họ. Dù vậy, họ cần đầu tư vào mô hình kinh doanh, công nghệ số và nguồn nhân lực để hội nhập vào chuỗi giá trị quốc tế và đóng góp vào tăng trưởng xanh.
Bài viết được hỗ trợ thực hiện bởi Kế hoạch “Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025” do UBND thành phố Hà Nội ban hành tại Quyết định số 3457/QĐ-UBND ngày 23/9/2022. Doanh nghiệp có thể tham gia tự đánh giá trực tuyến mức độ sẵn sàng chuyển đổi số tại địa chỉ: https://hotrodoanhnghiep.cds.hanoi.gov.vn/KhaoSatCDS/KhaoSatMucDoCDS |
Website nội bộ của VCCI
Liên kết nhanh
Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI
Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI
Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI | ||
Văn Phòng - Lễ tân: | Phụ trách website: | Liên hệ quảng cáo: |
📞 + 84-24-35742022 | 📞 + 84-24-35743084 | 📞 + 84-24-35743084 |
+ 84-24-35742020 | vcci@vcci.com.vn |
Truy cập phiên bản website cũ. Thiết kế và phát triển bởi ADT Global