Thứ 6, 27/12/2024 | English | Vietnamese
10:33:00 AM GMT+7Thứ 7, 19/10/2024
S&P cảnh báo tình trạng vỡ nợ quốc gia sẽ xảy ra thường xuyên hơn trong thập kỷ tới do các nước gặp khó khăn hơn trong trả nợ ngoại tệ.
Báo cáo mới nhất của tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings cảnh báo các nước sẽ gặp khó khăn hơn trong việc trả nợ ngoại tệ trong tương lai do nợ công tăng và lãi suất vay cao hơn. Bối cảnh ấy có thể dẫn đến tình trạng vỡ nợ thường xuyên hơn.
Theo báo cáo, mức xếp hạng tín nhiệm nói chung của các quốc gia trên thế giới đã giảm trong thập kỷ qua. Đây là một lời cảnh báo rõ ràng khi thế giới vừa trải qua một giai đoạn đầy khó khăn với hàng loạt vụ vỡ nợ quốc gia, bất chấp việc các nước chủ nợ giàu có đầu năm nay cho rằng nguy cơ khủng hoảng nợ công toàn cầu đang giảm bớt.
S&P cho rằng khi một quốc gia gặp khó khăn trong việc tiếp cận tài chính và dòng vốn chảy ra nước ngoài nhanh chóng, tình trạng thiếu thanh khoản và mất khả năng trả nợ sẽ xảy ra. Trong nhiều trường hợp, đây là dấu hiệu cho thấy tình hình tài chính của chính phủ đang trở nên đáng báo động.
Đại dịch COVID-19 năm 2020 đã gây áp lực lớn lên tài chính công, dẫn đến 7 trường hợp các quốc gia vỡ nợ công - bao gồm Belize, Zambia, Ecuador, Argentina, Liban và Suriname.
Giá lương thực và nhiên liệu tăng vọt sau cuộc xung đột tại Ukraine hồi tháng 2/2022 càng làm gia tăng sức ép, khiến 8 quốc gia khác vỡ nợ trong giai đoạn 2022-2023, bao gồm cả Ukraine và Nga.
Phân tích của S&P Global Ratings về các vụ vỡ nợ trong 20 năm qua cho thấy các nước đang phát triển hiện đang phụ thuộc nhiều hơn vào vay nợ chính phủ .
Tuy nhiên, khi sự phụ thuộc kèm theo các chính sách khó đoán, việc thiếu tính độc lập của ngân hàng trung ương và thị trường vốn nội địa kém phát triển, nguy cơ vỡ nợ sẽ tăng lên mức cao.
Nợ công cao và mất cân đối tài chính có thể dẫn đến tình trạng vốn chảy ra nước ngoài, làm tăng áp lực cán cân thanh toán, làm giảm dự trữ ngoại hối và cuối cùng là hạn chế khả năng đi vay của một quốc gia. Điều này có thể tạo ra một vòng xoáy tiêu cực dẫn đến vỡ nợ.
Báo cáo cũng cảnh báo rằng việc tái cơ cấu nợ hiện đang mất nhiều thời gian hơn đáng kể so với những năm 1980, gây ra những hậu quả nặng nề.
Ở các quốc gia sắp vỡ nợ, thanh toán lãi suất thường tiệm cận hoặc thậm chí vượt quá 20% thu nhập của chính phủ trước khi vỡ nợ.
Các quốc gia này cũng thường rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế, trong khi lạm phát tăng lên hai chữ số, khiến cuộc sống của người dân ở đó khó khăn hơn.
"Vỡ nợ quốc gia có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái và khả năng thanh toán của lĩnh vực tài chính của các nước", báo cáo nhận định.
10:55:00 AM GMT+7Thứ 6, 27/12/2024
10:53:00 AM GMT+7Thứ 6, 27/12/2024
10:51:00 AM GMT+7Thứ 6, 27/12/2024
Website nội bộ của VCCI
Liên kết nhanh
Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI
Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI
Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI | ||
Văn Phòng - Lễ tân: | Phụ trách website: | Liên hệ quảng cáo: |
📞 + 84-24-35742022 | 📞 + 84-24-35743084 | 📞 + 84-24-35743084 |
+ 84-24-35742020 | vcci@vcci.com.vn |
Truy cập phiên bản website cũ. Thiết kế và phát triển bởi ADT Global