Thứ 2, 27/01/2025 | English | Vietnamese
03:40:00 PM GMT+7Thứ 5, 05/09/2024
Nước Đức đã chứng kiến một số công ty lớn nhất của mình đóng cửa hoặc chuyển đầu tư ra nước khác kể từ khi ngành sản xuất của nước này rơi vào suy thoái hơn hai năm trước.
Giờ thì Volkswagen và Intel đang chuẩn bị gieo thêm sầu cho ngân khố của quốc gia này khi họ hành động giống như theo một vòng lặp diệt vong ngày càng tăng tốc ở nơi đây, theo Fortune.
Volkswagen, viên ngọc quý trong vương miện công nghiệp của Đức, đang trở nên chua chát với quê hương của mình, nơi mà họ đang cố gắng chiến đấu để mở rộng biên lợi nhuận của mình.
Lần đầu tiên trong lịch sử 87 năm của mình, Volkswagen đang cân nhắc đóng cửa các nhà máy ở Đức, nơi công ty tuyển dụng khoảng 300.000 người, khi công ty tăng cường các nỗ lực để tiết kiệm 10 tỷ euro chi phí.
Trong một tuyên bố vào thứ Hai, Giám đốc điều hành Volkswagen Oliver Blume đã chua chát bày tỏ thất vọng trước sự suy giảm sức mạnh công nghiệp của Đức và tác động của nó đối với hãng sản xuất ô tô của ông. Volkswagen đang phải vật lộn với tình trạng chậm tiếp nhận xe điện của người tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng giảm và mối đe dọa đáng ngại từ xe điện giá rẻ của Trung Quốc.
"Môi trường kinh tế đã trở nên khắc nghiệt hơn và những tay chơi mới đang tràn vào châu Âu", Blume cho biết trong một tuyên bố vào thứ Hai. "Đặc biệt, điều này diễn ra trong bối cảnh nước Đức đang tụt hậu hơn nữa về mặt cạnh tranh với tư cách là một địa điểm sản xuất".
"Trong môi trường này, chúng tôi với tư cách là một công ty hiện phải hành động quyết đoán", ông Blume nhấn mạnh.
Thật vậy, triển vọng sản xuất của nước Đức rất ảm đạm, khiến Olaf Scholz, Thủ tướng nước này đang bị rơi vào một tình thế khó khăn.
Ngành sản xuất của Đức đã suy thoái kể từ đầu năm 2022, bị ảnh hưởng bởi việc mất nguồn năng lượng giá rẻ của Nga sau khi nước này tấn công và chiếm đóng Ukraine. Bên cạnh đó là nhu cầu giảm tại thị trường xuất khẩu chính Trung Quốc và lòng tin của người tiêu dùng vào chính đất nước này đang giảm sút.
Vào tháng 8, chỉ số sản xuất PMI của Đức, vốn không tăng trưởng trong hơn hai năm nay, đã giảm xuống mức thấp nhất trong năm tháng qua ở mức 42,4, trái ngược với sự gia tăng sản lượng sản xuất toàn cầu.
Theo các nhà kinh tế, bất kỳ con số PMI nào thấp hơn 50 đều được coi là sự suy giảm.
Tiến sĩ Cyrus de la Rubia, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thương mại Hamburg, cho biết: "Suy thoái trong lĩnh vực sản xuất của Đức đang kéo dài hơn nhiều so với dự kiến. Tháng 8 chứng kiến sự sụt giảm mạnh hơn nữa về đơn đặt hàng đầu vào, dập tắt mọi hy vọng về sự phục hồi nhanh chóng".
"Thông thường, trong 30 năm qua, ngành công nghiệp này đã phục hồi trong vòng tối đa 20 tháng kể từ khi suy thoái bắt đầu. Nhưng lần này, mọi thứ đã khác và Trung Quốc dường như là thủ phạm chính", de la Rubia nói thêm.
"Quốc gia này đang đẩy mạnh trò chơi của mình, cạnh tranh trực tiếp với các công ty công nghiệp Đức không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở chính nước Đức và các thị trường quan trọng khác, đặc biệt là trong lĩnh vực ô tô và kỹ thuật cơ khí", ông nhấn mạnh.
Các công ty Đức đã chú ý đến những cảnh báo đến từ một thời gian trước đây, cảm nhận rằng sự suy thoái hiện tại của quốc gia này có thể báo hiệu sự khởi đầu của một xu hướng dài hạn.
Năm ngoái, các công ty Đức đã rót 15,7 tỷ USD vào các dự án ở Hoa Kỳ, chuyển hướng ra khỏi cả Trung Quốc và chính quê hương của họ. Năm 2022, con số này chỉ là 5,9 tỷ USD.
Các công ty quốc tế khác đã đầu tư hàng tỷ USD vào Đức cũng bắt đầu suy nghĩ lại.
Intel, một công ty đang gặp khó khăn khác, đang cân nhắc các lựa chọn của mình tại quốc gia này.
Reuters đưa tin rằng Intel sẽ cân nhắc tạm dừng hoặc dừng các kế hoạch xây dựng nhà máy trị giá 30 tỷ euro (33 tỷ USD) tại thành phố Magdeburg, miền đông nước Đức khi nhà sản xuất chất bán dẫn này tìm cách tiết kiệm chi phí.
Đức đã cam kết hỗ trợ đầu tư 9,9 tỷ euro (10,9 tỷ USD) cho dự án này khi dự án được công bố vào tháng 6 năm ngoái.
Một đại diện của Intel đã không trả lời ngay các yêu cầu bình luận về chuyện này.
Tin tức về việc nhiều công ty lớn xem xét lại hoạt động của họ tại Đức là một cơn đau đầu mà Thủ tướng Scholz có thể khó tránh khỏi.
Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái và chủ nghĩa dân túy gia tăng, Scholz đang phải đấu tranh với làn sóng mới từ phe cực hữu chính trị trong nước.
Vào hôm Chủ Nhật, đảng Sự lựa chọn thay thế cho nước Đức (AfD) đã trở thành đảng cực hữu đầu tiên giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cấp tiểu bang ở nước này kể từ năm 1949, nhấn mạnh cuộc chiến mà Scholz phải đối mặt để thuyết phục không chỉ các công ty Đức mà còn cả người dân về định hướng tương lai của chính phủ ông.
Website nội bộ của VCCI
Liên kết nhanh
Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI
Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI
Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI | ||
Văn Phòng - Lễ tân: | Phụ trách website: | Liên hệ quảng cáo: |
📞 + 84-24-35742022 | 📞 + 84-24-35743084 | 📞 + 84-24-35743084 |
+ 84-24-35742020 | vcci@vcci.com.vn |
Truy cập phiên bản website cũ. Thiết kế và phát triển bởi ADT Global