Thứ 4, 27/11/2024 | English | Vietnamese
03:12:00 PM GMT+7Thứ 6, 25/10/2024
Tại họp báo thường kỳ quý III diễn ra chiều ngày 23/10, lãnh đạo Bộ Công thương đã trả lời báo chí, lý giải việc áp dụng điều tra chống bán phá giá đối với thép cán nóng nhập khẩu và biện pháp đối phó với làn sóng đang rà soát, đánh giá đối với hàng hóa giá rẻ tràn vào Việt Nam thông qua các kênh thương mại điện tử.
Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, việc nhập khẩu thép có sự tăng vọt, trong khi kim ngạch giảm đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy phải điều tra chống bán phá giá. Bộ Công thương sẽ cân nhắc tổng thể về cung cầu. Hiện sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu thì buộc phải nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu nhập khẩu ồ ạt mà gây tổn hại nghiêm trọng đến sản xuất trong nước sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời với thép nhập khẩu.
Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì trả lời báo chí. Ảnh: Hải Anh |
Dựa trên các thông tin và dữ liệu do các bên liên quan cung cấp, Cục Phòng vệ thương mại đang tiến hành đánh giá, xác định hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nước ngoài, cũng như tác động của nhập khẩu đối với ngành sản xuất trong nước, bao gồm cả những diễn biến về việc gia tăng nhập khẩu trong thời gian gần đây. |
Làm rõ thêm vấn đề báo chí quan tâm, ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết, tình hình nhập khẩu thép tăng mạnh trong thời gian qua có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Trong nước, ngành sản xuất thép cán nóng (HRC) hiện có 2 doanh nghiệp với tổng công suất khoảng 8,6 triệu tấn/năm, được tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu sang các thị trường khác với tỷ lệ 50:50.
Chính vì vậy, mới đây trên cơ sở hồ sơ yêu cầu của ngành sản xuất trong nước, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 1985/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ, Trung Quốc nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng giữa hàng nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước.
Theo quy trình điều tra, Bộ Công thương đã gửi câu hỏi điều tra đến tất cả các bên liên quan. Đến thời điểm hiện tại, bộ đã nhận được 20 bản trả lời của các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp nhập khẩu.
Trong trường hợp có đủ bằng chứng sơ bộ để xác định ngành sản xuất trong nước chịu tác động từ hàng nhập khẩu bị bán phá giá, cơ quan điều tra phòng vệ thương mại sẽ kiến nghị Bộ Công thương xem xét áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tạm thời nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới ngành sản xuất trong nước.
Tại buổi họp báo, đại diện cơ quan báo chí đặt câu hỏi liên quan tới việc quản lý các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt là sự xuất hiện của sàn “giá rẻ” Temu thời gian gần đây.
Sàn thương mại điện tử "giá rẻ” Temu xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Ảnh: TL |
Về vấn đề này Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho hay, theo quy định của Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, các sàn thương mại điện tử khi hoạt động tại Việt Nam bắt buộc phải đăng ký với Bộ Công thương.
Sàn Temu đang bán hàng tại Việt Nam thông qua các nền tảng thương mại điện tử, trong khi Indonesia tìm cách ngăn chặn nền tảng này, hay một số quốc gia bày tỏ quan ngại, Bộ Công thương đang giao Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số rà soát, đánh giá tác động.
Trước những lo ngại về sức ép hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc thông qua con đường thương mại điện tử, cũng như các kênh truyền thống có thể đe dọa nền sản xuất trong nước, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân cho hay, hàng hóa nói chung khi vào Việt Nam đều phải có đánh giá tác động để có phương án bảo vệ hàng sản xuất trong nước. Riêng kênh thương mại điện tử hiện đang nổi lên, có ưu thế hơn, cần phải có giải pháp đặc thù hơn xử lý.
Hiện hàng hóa trên thương mại điện có giá rất thấp, “ít tiền”. Tuy nhiên, cùng với mức giá thì các vấn đề như mẫu mã, quy cách, thương hiệu, chất lượng cũng cần được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng trên cùng một phân khúc. Từ đó, xác định hàng hóa đó có gian lận, có phải là hàng giả, hàng nhái hay phá giá thị trường để có biện pháp quản lý. Bộ Công thương đang triển khai đề án chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử.
Đánh giá kỹ lưỡng để có giải pháp thích ứng Theo ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, cần bình tĩnh trước thực trạng hàng giá rẻ trên thương mại điện tử để đánh giá kỹ lưỡng, tìm đúng nguyên nhân. Trường hợp là hàng giả, hàng nhái cần phải ngăn chặn không cho lưu thông; nếu là hàng phá giá, phải xử lý theo quy định phá giá thị trường. Còn nếu doanh nghiệp làm thật, tạo ra sản phẩm có giá cạnh tranh thì phải tuân thủ theo nguyên tắc thị trường. Khi đó sẽ tính tới việc tạo hành lang về quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ sản xuất trong nước. |
01:12:00 PM GMT+7Thứ 4, 27/11/2024
01:10:00 PM GMT+7Thứ 4, 27/11/2024
01:09:00 PM GMT+7Thứ 4, 27/11/2024
Website nội bộ của VCCI
Liên kết nhanh
Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI
Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI
Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI | ||
Văn Phòng - Lễ tân: | Phụ trách website: | Liên hệ quảng cáo: |
📞 + 84-24-35742022 | 📞 + 84-24-35743084 | 📞 + 84-24-35743084 |
+ 84-24-35742020 | vcci@vcci.com.vn |
Truy cập phiên bản website cũ. Thiết kế và phát triển bởi ADT Global