Chủ nhật, 20/07/2025 | English | Vietnamese
03:22:00 PM GMT+7Thứ 7, 19/07/2025
Theo cơ quan quản lý, việc sửa đổi này là cấp thiết giúp cắt giảm, đơn giản hoá điều kiện kinh doanh, tạo sự chủ động và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, góp phần vào chủ trương phát triển kinh tế tư nhân
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, dự thảo sửa đổi lần này tập trung vào 3 nhóm mục tiêu: hoàn thiện hành lang pháp lý, tăng hiệu quả quản lý Nhà nước và khơi thông nguồn lực thị trường.
Trong đó, trọng tâm của thay đổi là cắt giảm điều kiện kinh doanh tại 8 điều Luật then chốt liên quan đến cấp phép thành lập và hoạt động, điều kiện thành viên góp vốn, quản lý nhân sự, đầu tư ra nước ngoài, cung cấp dịch vụ đại lý và phụ trợ bảo hiểm.
“Đây đều là các điểm từng được cộng đồng doanh nghiệp phản ánh là “rào cản ngầm” khi gia nhập, phát triển và mở rộng thị trường”, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm nêu.
Đáng chú ý, Luật sửa đổi cũng cho phép triển khai song song 2 mô hình tính vốn dựa trên rủi ro (RBC) – dự kiến áp dụng từ năm 2028 và biên khả năng thanh toán truyền thống, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm có thời gian thích ứng lộ trình chuyển đổi. Việc này được đánh giá là đi đúng hướng với thông lệ quốc tế, giúp Việt Nam từng bước hội nhập sâu hơn vào hệ thống tài chính toàn cầu.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng mạnh dạn phân cấp cho chính quyền địa phương trong việc quản lý chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý bảo hiểm. Điều này không chỉ phù hợp với xu hướng tổ chức chính quyền 2 cấp hiện nay mà còn giúp tiết kiệm thời gian xử lý hồ sơ, giảm áp lực lên bộ máy Trung ương.
Ngoài ra, một điểm tiến bộ nữa là nhà chức trách cho phép doanh nghiệp bảo hiểm chủ động trong xây dựng, thiết kế, phát triển và cung cấp sản phẩm bảo hiểm. Việc này giúp doanh nghiệp bảo hiểm chủ động nắm bắt cơ hội phục vụ bên mua bảo hiểm và tự chịu trách nhiệm, Bộ Tài chính sẽ tăng cường hậu kiểm (thay vì tiền kiểm như trước) kết hợp với cải cách thủ tục hành chính để tăng hiệu quả quản lý nhưng vẫn bảo đảm minh bạch, trách nhiệm và an toàn thị trường.
Theo Cục quản lý, giám sát bảo hiểm, sửa đổi Luật lần này trước hết là yêu cầu thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng, đặc biệt từ Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị, các Nghị quyết số 158 và 198 của Quốc hội, yêu cầu Chính phủ đẩy nhanh rà soát, loại bỏ các điều kiện kinh doanh không phù hợp, đơn giản hóa thủ tục và giảm gánh nặng hành chính cho doanh nghiệp
Đây không chỉ là yêu cầu kỹ thuật pháp lý, mà còn là động thái chính trị, hành chính quan trọng để tiếp sức cho doanh nghiệp bảo hiểm trong giai đoạn chuyển đổi số và thích ứng rủi ro ngày càng gia tăng.
Giới chuyên gia nhận định, trong bối cảnh nền kinh tế đang tìm kiếm các động lực tăng trưởng mới, khu vực bảo hiểm, với vai trò là kênh huy động và phân bổ vốn trung, dài hạn, cần được “giải phóng” khỏi những rào cản không còn phù hợp.
Đồng thời, đây là bước chuẩn bị cho một thị trường bảo hiểm phát triển mạnh, lành mạnh, có khả năng bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn; đồng thời hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước.
03:24:00 PM GMT+7Thứ 7, 19/07/2025
03:23:00 PM GMT+7Thứ 7, 19/07/2025
03:20:00 PM GMT+7Thứ 7, 19/07/2025
Website nội bộ của VCCI
Liên kết nhanh
Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI
Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI
Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI | ||
Văn Phòng - Lễ tân: | Phụ trách website: | Liên hệ quảng cáo: |
📞 + 84-24-35742022 | 📞 + 84-24-35743084 | 📞 + 84-24-35743084 |
+ 84-24-35742020 | vcci@vcci.com.vn |
Truy cập phiên bản website cũ. Thiết kế và phát triển bởi ADT Global