VCCI logo

LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Vietnam Chamber of Commerce and Industry

Thứ 7, 23/11/2024 | English | Vietnamese

Trang chủTin VCCIThêm hội viên, VCCI thêm lớn mạnh

Thêm hội viên, VCCI thêm lớn mạnh

09:04:00 AM GMT+7Thứ 5, 10/10/2024

Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch VCCI Võ Tân Thành tại buổi lễ công bố và trao Chứng nhận Hội viên chính thức VCCI, đợt 4 năm 2024.

Trong đợt này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại TP HCM (VCCI HCM) đã trao chứng nhận Hội viên chính thức cho 62 doanh nghiệp, trong đó có 18 công ty cổ phần và 44 công ty TNHH.

anhthanh.jpg
Phó Chủ tịch VCCI Võ Tân Thành phát biểu trong buổi công bố và trao chứng nhận Hội viên chính thức VCCI - Ảnh: Đình Đại.

Phát biểu tại buổi công bố và trao chứng nhận, Phó Chủ tịch VCCI Võ Tân Thành chúc mừng các doanh nghiệp đã trở thành Hội viên chính thức của VCCI. Ông cho rằng, việc các doanh nghiệp trở thành Hội viên chính thức của VCCI hôm nay đã thể hiện sự lớn mạnh không ngừng của VCCI trong việc tăng cường mạng lưới hội viên của mình.

Theo Phó Chủ tịch VCCI Võ Tân Thành, trong giai đoạn hiện nay, mặc dù các doanh nghiệp vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng đã vượt qua và không ngừng phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà.

hoivien1.jpg
Phó Chủ tịch VCCI Võ Tân Thành trao chứng nhận Hội viên chính thức cho các doanh nghiệp - Ảnh: Đình Đại.

“Chúng tôi kỳ vọng rằng, thông qua việc ra nhập hội viên, VCCI sẽ tăng cường gắn kết giữa các doanh nghiệp trong mái nhà chung VCCI. Đồng thời, VCCI cũng sẽ có nhiều hoạt động để hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế cũng như phát triển bền vững”, Phó Chủ tịch VCCI Võ Tân Thành chia sẻ.

Cũng theo ông Võ Tân Thành, VCCI được thành lập vào ngày 27/04/1963, và đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Theo đó, trong giai đoạn từ 1963-1975, khi Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ chiến tranh, VCCI chủ yếu làm nhiệm vụ đấu tranh pháp lý nhằm phá thế bao vây, cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam. Đồng thời, thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Xã hội Chủ nghĩa, chủ yếu là Liên Xô và Đông Âu.

hoivien2.jpg
Giám đốc VCCI HCM Trần Ngọc Liêm trao chứng nhận Hội viên chính thức cho các doanh nghiệp - Ảnh: Đình Đại.

Giai đoạn từ sau giải phóng đến năm 1986, VCCI đã tăng cường hoạt động để tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước, trong đó cá các nước Tư bản Chủ nghĩa. Giai đoạn này kinh tế Việt Nam vẫn còn đang rất khó khăn, bởi Việt Nam đang theo mô hình kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp. VCCI cũng góp phần bước đầu hình thành để kiến nghị với Đảng và Nhà nước chuyển dần sang nền kinh tế thị trường.

Đến năm 1986, sau Đại hội Đảng lần thứ 6, Việt Nam đã chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn 1986-1993, VCCI đã có những đóng góp rất lớn, đặc biệt là trong giai đoạn hình thành thể chế kinh tế thị trường. Đồng thời, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới.

hoivien3.jpg
Phó Giám đốc VCCI HCM Nguyễn Hữu Nam trao chứng nhận Hội viên chính thức cho các doanh nghiệp - Ảnh: Đình Đại.

Giai đoạn từ năm 2000 đến nay, Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới thông qua việc ra nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và ký kết các Hiệp định thương mại với các nước, đặc biệt là ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Qua đó, quá trình hội nhập của Việt Nam với thế giới ngày càng sâu rộng.

Tính đến nay, Việt Nam đã tham gia và ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, trong đó có các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTTP, EVFTA, RECEP…Đây là những FTA đã giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Và đây cũng là những nước phát triển, với nền kinh tế có quy mô lớn, chiếm khoảng 70% GDP của toàn cầu. Nhờ đó mà Việt Nam cũng đã nằm trong TOP 40 các quốc gia có nền kinh tế lớn trên thế giới.

Phó Chủ tịch VCCI Võ Tân Thành cũng cho biết, năm 2023, quy mô nền kinh tế của Việt Nam đạt khoảng 450 tỷ USD và đứng thứ 36 trong TOP các nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đặc biệt, về xuất nhập khẩu, Việt Nam nằm trong TOP 20 nước có nền thương mại lớn. Kim ngạch thương mại năm 2024 có thể đạt khoảng 800 tỷ USD/GDP đạt khoảng 450 tỷ USD. Điều này cho thấy, Việt Nam là nước có sự tham gia vào thương mại toàn cầu với tỷ trọng rất lớn tính theo GDP. Đồng thời, cũng góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

“Trong những kết quả này, có phần đóng góp không nhỏ của VCCI, đặc biệt là liên quan đến vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh. Hiện nay, chúng ta đang phấn đấu đưa môi trường kinh doanh của Việt Nam vào trong TOP 4 nước có môi trường kinh doanh tốt nhất trong khu vực ASEAN. Và theo cảm nhận của các doanh nghiệp, so với cách đây 10-15 năm, môi trường kinh doanh của Việt Nam đang ngày càng thuận lợi hơn rất nhiều, trong đó cũng có những đóng góp không nhỏ của cộng đồng doanh nghiệp thông qua VCCI”, Phó Chủ tịch VCCI Võ Tân Thành khẳng định.

TheoĐình Đại (Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp)
Copy link

Văn bản pháp luật

Liên kết

Website nội bộ của VCCI

Footer logo

Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI 

  Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023

Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI

Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI
Văn Phòng - Lễ tân:  Phụ trách website: Liên hệ quảng cáo:
📞 + 84-24-35742022 📞 + 84-24-35743084 📞 + 84-24-35743084
 + 84-24-35742020   vcci@vcci.com.vn   

Truy cập phiên bản website cũ.                                                     Thiết kế và phát triển bởi ADT Global