VCCI logo

LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Vietnam Chamber of Commerce and Industry

Thứ 6, 04/07/2025 | English | Vietnamese

Trang chủDoanh nghiệpTP.HCM mới: Tầm nhìn trung tâm logistics biển hàng đầu Đông Nam Á

TP.HCM mới: Tầm nhìn trung tâm logistics biển hàng đầu Đông Nam Á

11:45:00 AM GMT+7Thứ 5, 03/07/2025

TP.HCM mới mở ra cơ hội phát triển lĩnh vực vận tải và logistics sau khi hợp nhất với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu tạo thành siêu đô thị với những lợi thế cảng biển hiếm có.

TP. HCM mở ra cơ hội phát triển vận tải và logistics

Từ 1/7/2025, TP.HCM chính thức hợp nhất với hai địa phương trọng điểm phía Nam là Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu. Sau sắp xếp, TP. HCM có diện tích tự nhiên là 6.772,59 km2, có bờ biển dài 110 km và sở hữu các cụm cảng lớn tiếp cận trực tiếp tuyến hàng hải quốc tế, có cơ hội thành trung tâm logistics biển hàng đầu Đông Nam Á.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, logistics đóng vai trò trung tâm trong chuỗi cung ứng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Với sự hợp nhất này, năng lực logistics của siêu đô thị mới được dự báo sẽ phát triển theo mô hình liên vùng, tích hợp toàn diện các yếu tố như cảng biển, sân bay, trung tâm phân phối và các khu công nghiệp.

Theo các chuyên gia, việc hợp nhất và phát triển siêu đô thị TP.HCM mới mang lại nhiều cơ hội chiến lược để Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư và xây dựng trung tâm logistics tầm cỡ quốc tế.

Trong đó, sự kết nối giữa Cần Giờ, Cái Mép - Thị Vải, Vũng Tàu sẽ hình thành một hành lang kinh tế ven biển liên hoàn, tích hợp sản xuất, logistics, dịch vụ, du lịch và năng lượng. Cần Giờ giữ vai trò trung chuyển giữa trung tâm thành phố và các cảng quốc tế, đồng thời là điểm khởi phát cho hệ thống logistics biển.

Theo ông Đỗ Văn Nhân, Chủ tịch Gemadept, việc sáp nhập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP. HCM sẽ tạo đòn bẩy mạnh mẽ cho hệ sinh thái tích hợp gồm cảng, sân bay và logistics.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Vinh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển vùng (Trường ĐH Kinh tế TP. HCM) cho rằng, cảng Cái Mép có thể tiếp nhận tàu trên 150.000 DWT, kết nối trực tiếp tuyến hàng hải xuyên Thái Bình Dương; còn Cát Lái và các ICD tại TP. HCM giữ vai trò gom, trung chuyển và phân phối hàng vào nội vùng. Đặc biệt, đó là dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ quy mô 7,2 triệu TEU mỗi năm, vốn đầu tư gần 6 tỷ USD sẽ đặt tại cửa sông Soài Rạp.

Theo TS Vinh, đây là cú huých chiến lược giúp TP. HCM giảm phụ thuộc vào các cảng trung chuyển trong khu vực như Singapore, Hong Kong, đồng thời nâng vị thế trên bản đồ logistics toàn cầu.

Tối ưu hạ tầng, thu hút nhà đầu tư quốc tế.

Tại Hội thảo 'Vai trò quan trọng của Việt Nam trong kết nối chuỗi cung ứng và hệ thống vận tải toàn cầu' mới đây, ông Nguyễn Duy Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), cho rằng TP. HCM mới sẽ mở ra cơ hội tối ưu hạ tầng, nâng cao hiệu quả vận tải, từ đó thu hút mạnh hơn các nhà đầu tư quốc tế.

Ông Minh dẫn chứng trường hợp khu ICD Sóng Thần (Bình Dương) trước đây, TP. HCM không thể khai thác hết tiềm năng của khu này, gây lãng phí hạ tầng. Tuy nhiên, hiện nay, khi hợp nhất 3 địa phương làm một, lợi thế hạ tầng được phát huy tối đa để phục vụ ngành logistics.

TS Dương Như Hùng, Trưởng Khoa Quản lý Công nghiệp, Trường ĐH Bách Khoa TP. HCM lưu ý đến các cơ hội mở rộng trung tâm sản xuất ra ngoài khu vực trung tâm để giảm tải áp lực cho TP. HCM, đồng thời phát triển các lĩnh vực như kinh tế biển, cảng và logistics. Kết nối Cái Mép - Thị Vải với các cảng Cát Lái, Hiệp Phước và các trung tâm logistics Bình Dương sẽ hình thành mạng lưới vận tải liên hoàn, rút ngắn thời gian giao hàng quốc tế và kỳ vọng giảm chi phí logistics từ 18% xuống 14%, giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu nâng cao cạnh tranh.

Theo KTS. Ngô Viết Nam Sơn, để tối đa hóa lợi ích, cần xây dựng hệ thống hạ tầng đa phương tiện đồng bộ, kết nối xuyên suốt các địa phương, từ cảng biển nước sâu, sân bay, cao tốc, metro đến các tuyến vận chuyển thủy qua sông.

Các chuyên gia đều nhận thức rõ rằng, sau sáp nhập, TP. CM sẽ trở thành siêu đô thị hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương, nhưng quá trình này đặt ra thử thách về năng lực quản trị, liên kết, hài hòa lợi ích. Chi phí logistics tại Việt Nam hiện đang cao hơn Malaysia và Thái Lan nhưng khi hạ tầng được hoàn thiện, chi phí sẽ giảm và tạo ra cơ hội cạnh tranh mạnh mẽ, không chỉ doanh nghiệp logistics, sản xuất, mà còn là các khu công nghiệp...

TheoTrần Lê (Tạp chí điện tử Đầu tư Tài chính)
Copy link

Văn bản pháp luật

Liên kết

Website nội bộ của VCCI

Footer logo

Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI 

  Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023

Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI

Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI
Văn Phòng - Lễ tân:  Phụ trách website: Liên hệ quảng cáo:
📞 + 84-24-35742022 📞 + 84-24-35743084 📞 + 84-24-35743084
 + 84-24-35742020   vcci@vcci.com.vn   

Truy cập phiên bản website cũ.                                                     Thiết kế và phát triển bởi ADT Global