Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Yêu cầu loại bỏ nhưng vẫn giữ lại một số phần thuế nhập khẩu trong Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản - Việt Nam vào năm 2018: làm rõ các nội dung và yêu cầu về khuyến khích sản xuất. Hiện nay việc sản xuất trong nước được bảo hộ bởi thuế nhập khẩu xe cao, tuy nhiên sau năm 2018, thuế nhập khẩu xe từ các nước ASEAN giảm xuống 0%, các nhà sản xuất trong nước sẽ phải đối mặt các khó khăn để tiếp tục sản xuất do làn sóng xe nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia, nơi có ưu thế cạnh tranh về chi phí.

Thứ tư, 07-06-2017 | 11:14:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Yêu cầu loại bỏ nhưng vẫn giữ lại một số phần thuế nhập khẩu trong Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản - Việt Nam vào năm 2018: làm rõ các nội dung và yêu cầu về khuyến khích sản xuất. Hiện nay việc sản xuất trong nước được bảo hộ bởi thuế nhập khẩu xe cao, tuy nhiên sau năm 2018, thuế nhập khẩu xe từ các nước ASEAN giảm xuống 0%, các nhà sản xuất trong nước sẽ phải đối mặt các khó khăn để tiếp tục sản xuất do làn sóng xe nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia, nơi có ưu thế cạnh tranh về chi phí.

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội DN Nhật Bản tại VN

Công văn: 0874/PTM-VP, Ngày: 20/04/2017

Nội dung kiến nghị:

Yêu cầu loại bỏ nhưng vẫn giữ lại một số phần thuế nhập khẩu trong Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản - Việt Nam vào năm 2018: làm rõ các nội dung và yêu cầu về khuyến khích sản xuất.

Hiện nay việc sản xuất trong nước được bảo hộ bởi thuế nhập khẩu xe cao, tuy nhiên sau năm 2018, thuế nhập khẩu xe từ các nước ASEAN giảm xuống 0%, các nhà sản xuất trong nước sẽ phải đối mặt các khó khăn để tiếp tục sản xuất do làn sóng xe nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia, nơi có ưu thế cạnh tranh về chi phí.


Đơn vị phản hồi: Bộ Tài chính

Công văn: 6117/BTC-CST, Ngày: 11/05/2017

Nội dung trả lời:

Nội dung câu hỏi chưa rõ về phạm vi dòng hàng cụ thể. Theo nội dung câu hỏi, có thể phân tích câu hỏi Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm có 02 (hai) vấn đề: (i) Vấn đề thực hiện cam kết thuế suất nhập khẩu trong Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) đối với linh kiện, phụ tùng ô tô và kiến nghị của doanh nghiệp Nhật Bản; (ii) Vấn đề chính sách khuyến khích ưu tiên áp dụng đối với sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô trong nước. Bộ Tài chính thông tin về các nội dung liên quan như sau:

Vấn đề này trước đây xuất phát từ lo ngại của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam thực hiện lắp ráp ô tô có nguồn nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô từ các nước trong đó có Nhật Bản trong khi đó thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ các nước ASEAN sẽ giảm về 0% từ năm 2018 (giảm khả năng cạnh tranh do chi phí sản xuất trong nước so với nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các nước ASEAN).

Đối với những lo ngại này của doanh nghiệp Nhật Bản, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

- Về việc cắt giảm thuế suất nhập khẩu đối với ô tô nguyên chiếc theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan có lộ trình qua tham vấn ý kiến của các Bộ, ngành và Hiệp hội doanh nghiệp có liên quan. Lộ trình thực hiện cam kết cũng đã được công bố công khai tới cộng đồng doanh nghiệp.

- Về việc điều chỉnh thuế suất để tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp thực hiện lắp ráp:

+ Trong VJEPA, hiện nay mức thuế suất nhập khẩu bình quân đối với linh kiện, phụ tùng ô tô là khoảng 8,3%. Các mức thuế suất trong khoảng từ 0-30%, trong đó có khoảng 20% dòng hàng linh kiện, phụ tùng ô tô sẽ có thuế suất 0% vào từ 01/4/2018.

 + Đối với các dòng hàng còn có thuế suất mà phía doanh nghiệp Nhật Bản kiến nghị giảm thuế trước đây thì đa số là các dòng hàng thuộc Danh mục trong nước đã sản xuất được theo Thông tư số 14/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ; một số dòng hàng là những sản phẩm đa ngành, phục vụ cho nhiều ngành sản xuất khác nhau (việc điều chỉnh thuế suất có thể làm ảnh hưởng tới ngành sản xuất khác).

+ Việc xem xét cắt giảm thuế linh kiện, phụ tùng ô tô, cần được nghiên cứu, đánh giá tác động cụ thể. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư sản xuất ô tô tại Việt Nam chủ động rà soát, có biện pháp tăng năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm ô tô sản xuất tại Việt Nam thông qua các biện pháp đầu tư sản xuất trong nước, mở rộng nguồn cung linh kiện, phụ tùng ô tô từ các nhà sản xuất của Việt Nam, giảm bớt sự phụ thuộc vào việc cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô của Chính phủ Việt Nam.

Ý kiến bạn đọc (0)