VCCI logo

LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Vietnam Chamber of Commerce and Industry

Thứ 2, 25/11/2024 | English | Vietnamese

Trang chủVăn bản pháp luậtThông tư 07/2024/TT-BVHTTDL quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ giám định, thông tin, truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan phục vụ công tác quản lý nhà nước

Thông tin chi tiết

Thông tư 07/2024/TT-BVHTTDL quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ giám định, thông tin, truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan phục vụ công tác quản lý nhà nước

Số/Ký hiệu
07/2024/TT-BVHTTDL
Cơ quan ban hành
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Loại văn bản
Thông tư
Người ký
Nguyễn Văn Hùng
Ngày ban hành
01/10/2024
Ngày hiệu lực
12/12/2024
Ngày hết hiệu lực
Hiệu lực văn bản
Còn hiệu lực
Tệp đính kèm

Xem chi tiết văn bản

BỘ VĂN HÓA, TH THAO
VÀ DU LỊCH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2024/TT-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2024

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH, THÔNG TIN, TRUYỀN THÔNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14 tháng 6 năm 2019; và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16 tháng 6 năm 2022;

Căn cứ Nghị định số 17/2023/NĐ-CP ngày 26 tháng 04 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;

Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn lành phí chi thường xuyên;

Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 01/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả;

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ giám định, thông tin, truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan phục vụ công tác quản lý nhà nước.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ giám định, thông tin, truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan phục vụ công tác quản lý nhà nước.

2. Đối tượng áp dụng

a) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện dịch vụ giám định, thông tin, truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan;

b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thực hiện dịch vụ giám định, thông tin, truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan sử dụng ngân sách nhà nước.

Điều 2. Quy định chung định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ giám định, thông tin, truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan phục vụ công tác quản lý nhà nước

1. Dịch vụ giám định, thông tin, truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện đối với các loại hình và đối tượng quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019; và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022.

2. Nội dung định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm:

a) Hao phí nhân công: Là thời gian lao động trực tiếp và lao động gián tiếp cần thiết của các hạng bậc lao động bình quân để hoàn thành việc thực hiện một dịch vụ. Mức hao phí của lao động trực tiếp là thời gian thực hiện các công đoạn theo hướng dẫn triển khai dịch vụ sự nghiệp công, được tính bằng công, mỗi công tương ứng với thời gian làm việc 01 ngày làm việc (8 giờ) của người lao động theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động năm 2019. Mức hao phí của lao lao động gián tiếp tính bằng 15% tỷ lệ phần trăm của lao động trực tiếp tương ứng;

b) Hao phí vật liệu sử dụng: Là số lượng các loại vật liệu cụ thể và cần thiết sử dụng trực tiếp để phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Mức hao phí trong định mức được tính bằng số lượng từng loại vật liệu cụ thể. Mức hao phí vật liệu phụ được tính bằng 10% tổng định mức vật liệu;

c) Hao phí về máy móc, thiết bị sử dụng: Là thời gian sử dụng từng loại máy móc, thiết bị để phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Mức hao phí trong định mức được tính bằng ca sử dụng máy, mỗi ca tương ứng với 1 ngày làm việc (8 giờ) theo quy định tại Điều 105 của Bộ Luật Lao động năm 2019;

d) Ngoài các hao phí nêu trên, đối với các hao phí chưa xác định trong định mức nhưng là yếu tố cấu thành chi phí trong hoạt động nghiệp vụ giám định, thông tin, truyền thông, các cơ quan, tổ chức căn cứ tình hình thực tế và các quy định hiện hành, có trách nhiệm xây dựng dự toán, thanh toán, quyết toán và tổ chức hoạt động nhằm cung cấp dịch vụ giám định, thông tin, truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định.

3. Kết cấu của định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung sau:

a) Tên định mức;

b) Mô tả nội dung công việc;

c) Bảng định mức, gồm:

- Định mức nhân công: Chức danh và hạng bậc lao động, đơn vị tính mức hao phí, mức hao phí lao động;

Các chức danh lao động trong thành phần hao phí nhân công của bảng định mức áp dụng theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lc lượng vũ trang, Nghị định số 117/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập hoặc xem xét quy đổi tương đương theo vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Trường hợp hạng bậc của chức danh lao động đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức không như quy định trong bảng định mức thì cơ quan thành lập đơn vị xem xét, quyết định áp dụng hạng bậc lao động đã quy định trong định mức, bậc tương đương hoặc quy định hạng bậc lao động đang làm việc và mức hao phí theo thực tế. Trong các trường hợp này phải đm bảo chi phí về nhân công không vượt quá chi phí nhân công tính từ định mức do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.

- Định mức vật liệu sử dụng: Tên và quy cách vật liệu, đơn vị tính mức hao phí, mức hao phí vật liệu;

- Định mức máy móc, thiết bị sử dụng: Tên loại máy móc hoặc thiết bị, đơn vị tính mức hao phí, mức hao phí sử dụng máy;

- Trị số định mức: Là giá trị tính bằng số của hao phí nhân công, vật liệu, máy móc, thiết bị sử dụng;

d) Nội dung khác (nếu có).

4. Định mức kinh tế - kỹ thuật quy định tại Thông tư này là căn cứ để:

a) Đơn vị xây dựng nội dung chi, mức chi cho việc triển khai cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và bố trí kinh phí hằng năm;

b) Cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan đánh giá năng lực cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, làm cơ sở cho việc đầu tư kinh phí của đơn vị;

c) Xác định đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đặt hàng cho phù hợp với Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

5. Định mức kinh tế - kỹ thuật quy định tại Thông tư này là căn cứ lập phương án giá, dự toán cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành như sau:

a) Các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước để cung cấp dịch vụ sự nghiệp công áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật tại Quy định này để xác định các khoản chi phí trực tiếp (chi phí nhân công, chi phí vật tư và chi phí sử dụng máy móc thiết bị) trong đơn giá, giá dịch vụ do nhà nước đặt hàng; dự toán kinh phí;

b) Đối với các chi phí khác trong hoạt động phục vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công như: chi phí mua tài liệu, bản quyền, chi phí chuyển dạng, chi phí điện thoại giao dịch, chi công tác phí, chi phí tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, dịch tài liệu..., chi phí sử dụng cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm quản trị, chi phí lưu động, chi phí quản lý, chi phí văn phòng phẩm (trừ giấy A4, mực in, bút bi, cặp lưu hồ sơ công việc) và các chi phí phát sinh khác, cơ quan, tổ chức áp dụng theo định mức liên quan đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, lập dự toán, phương án giá để cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định;

c) Đối với các khoản chi phí thực tế, các dịch vụ thuê mướn khác thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước. Đối với các nội dung chi trả dịch vụ thuê ngoài nếu thuộc hạn mức phải đấu thầu thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Điều 3. Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ giám định về quyền tác giả, quyền liên quan phục vụ công tác quản lý nhà nước

1. Tên định mức, mô tả nội dung công việc, bảng định mức kinh tế - kỹ thuật, cách tính chi phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật đối với một số trường hợp cụ thể quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này.

2. Các mức độ giám định gồm:

a) Mức 1:

- Mẫu giám định: bên yêu cầu giám định cung cấp đầy đủ hồ sơ và các mẫu yêu cầu giám định;

- Loại hình và đối tượng giám định: quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này, có một tác giả và một chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan và không có yếu tố nước ngoài;

- Thời gian thực hiện giám định: đến 03 ngày làm việc;

- Số lượng giám định viên: 01 người;

- Thành viên Hội đồng tư vấn giám định (nếu có): 03 người (có trình độ cử nhân trở lên).

b) Mức 2:

- Mẫu giám định: bên yêu cầu giám định cung cấp đầy đủ hồ sơ và các mẫu yêu cầu giám định;

- Loại hình và đối tượng giám định: quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này, có từ 02 tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan trở lên và không có yếu tố nước ngoài;

- Thời gian thực hiện giám định: đến 05 ngày làm việc;

- Số lượng giám định viên: Từ 01 người trở lên;

- Thành viên Hội đồng tư vấn giám định: T03 đến 05 người (có trình độ cử nhân trở lên), là chuyên gia đã làm việc trong lĩnh vực có liên quan từ 03 năm trở lên.

c) Mức 3:

- Mẫu giám định: bên yêu cầu giám định cung cấp đầy đủ hồ sơ và các mẫu yêu cầu giám định;

- Loại hình và đối tượng giám định: quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này; có từ 02 tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan trở lên; có yếu tố nước ngoài và các trường hợp liên quan khác;

- Thời gian thực hiện giám định: đến 10 ngày làm việc;

- Số lượng giám định viên: Từ 01 người trở lên;

- Thành viên Hội đồng tư vấn giám định: từ 05 người trở lên (có trình độ cử nhân trở lên) là chuyên gia đã làm việc trong lĩnh vực có liên quan từ 03 năm trở lên.

Điều 4. Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ thông tin về quyền tác giả, quyền liên quan phục vụ công tác quản lý nhà nước

1. Tên định mức, mô tả nội dung công việc, bảng định mức kinh tế - kỹ thuật, ghi chú, cách tính chi phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật đối với một số trường hợp cụ thể quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.

2. Hình thức cung cấp thông tin, dữ liệu về quyền tác giả, quyền liên quan:

a) Trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ;

b) Theo đường bưu chính;

c) Trực tuyến trên môi trường điện tử.

3. Các mức độ cung cấp thông tin, dữ liệu về quyền tác giả, quyền liên quan gồm:

a) Mức 1:

- Thông tin về tác giả, chủ sở hữu, tác phẩm: có đầy đủ thông tin trong hệ thống lưu trữ dữ liệu;

- Loại hình và đối tượng thông tin: thuộc đối tượng tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này; có một tác giả hoặc một chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan và không liên quan đến cá nhân, tổ chức nước ngoài;

- Thời gian thực hiện: đến 05 ngày làm việc.

b) Mức 2:

- Thông tin về tác giả, chủ sở hữu, tác phẩm: Cần kết hợp đầy đủ thông tin có trong hệ thống lưu trữ dữ liệu và phối hợp liên thông dữ liệu với các đơn vị liên quan khác;

- Loại hình và đối tượng thông tin: thuộc đối tượng tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này, có từ hai tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan trở lên; một tác giả, nhiều chủ sở hữu hoặc một chủ sở hữu, nhiều tác giả;

- Thời gian thực hiện: đến 10 ngày làm việc.

c) Mức 3:

- Thông tin về tác giả, chủ sở hữu, tác phẩm: Cần kết hợp đầy đủ thông tin có trong hệ thống lưu trữ dữ liệu và phối hợp liên thông dữ liệu với các đơn vị liên quan khác;

- Loại hình và đối tượng thông tin: thuộc đối tượng tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này; có từ hai tác giả hoặc ch shữu quyền tác giả, quyền liên quan trở lên hoặc có yếu tố nước ngoài; các trường hợp khác có liên quan;

- Thời gian thực hiện: đến 15 ngày làm việc.

Điều 5. Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan phục vụ công tác quản lý nhà nước

1. Tên định mức, mô tả nội dung công việc, bảng định mức kinh tế - kỹ thuật, ghi chú, cách tính chi phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan phục vụ công tác quản lý nhà nước của các hoạt động truyền thông không áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật tại khoản 3 Điều này quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.

2. Dịch vụ truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan phục vụ công tác quản lý nhà nước gồm:

a) Dịch vụ truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm:

- Xây dựng chương trình, chuyên mục, thực hiện truyền thông trên báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình, tập san, bản tin, thông tin lưu động, triển lãm chuyên đề, làm bảng thông tin và hộp tin;

- Thực hiện thông cáo báo chí, bao gồm: Biên soạn tài liệu phục vụ hoạt động thông cáo báo chí; tổ chức họp báo, phát hành, đăng tải thông cáo báo chí trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Truyền thông trên băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích và các hình thức truyền thông khác;

- Truyền thông trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở, bao gồm: biên soạn tin, bài phục vụ việc phát thanh; thuê phát thanh viên; hỗ trợ trang bị hoặc thuê trang thiết bị phục vụ việc phát thanh tin, bài về quyền tác giả, quyền liên quan.

b) Dịch vụ biên soạn, biên dịch các tài liệu phục vụ công tác truyền thông, bao gồm:

- Biên soạn tài liệu truyền thông các chính sách, pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan;

- Biên soạn các loại sách, tài liệu pháp luật nghiên cứu chuyên đề, tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ;

- Biên soạn các câu chuyện pháp luật, bản ghi âm, ghi hình, tiểu phẩm pháp luật và các tài liệu khác về quyền tác giả, quyền liên quan phù hợp từng đối tượng cụ thể;

- Biên dịch tài liệu pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan bằng tiếng dân tộc thiểu số;

- Biên dịch tài liệu pháp luật từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.

c) Dịch vụ truyền thông trực tiếp, lưu động hoặc chuyên đề, bao gồm:

- Mua, sao chụp tài liệu liên quan đến nội dung truyền thông trực tiếp, lưu động, chuyên đề;

- Cung cấp dịch vụ truyền thông qua các sách bỏ túi, cẩm nang và các ấn phẩm, tài liệu khác;

- Bố trí chuyên viên tham gia truyền thông trực tiếp, lưu động, tham gia sinh hoạt chuyên đề;

- Thuê phiên dịch viên hoặc người dẫn đường (nếu có).

d) Tổ chức hội nghị, hội thảo về quyền tác giả, quyền liên quan phục vụ công tác quản lý nhà nước;

đ) Tổ chức thi tìm hiểu về quyền tác giả, quyền liên quan, nghiệp vụ quản lý nhà nước, bao gồm: thi viết, thi sân khấu hóa, thi trên sóng phát thanh, truyền hình và trên môi trường điện tử;

e) Tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác truyền thông, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, người được mời tham gia truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan. Đối với các khoá tập huấn, bồi dưỡng có cấp chứng chỉ, tổ chức biên soạn đề thi, đáp án, chấm thi và in ấn chứng chỉ;

g) Tổ chức các hội nghị cộng tác viên; các cuộc họp triển khai công tác truyền thông và chương trình, đề án; hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm liên quan đến hoạt động truyền thông, nghiệp vụ truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan;

h) Mời báo cáo viên, tuyên truyền viên, chuyên gia và các thành phần khác tham gia truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan;

i) Rà soát, thống kê, hệ thống hóa các văn bản, tài liệu phục vụ công tác truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan;

k) Mua, thuê trang thiết bị, tài sản và một số hạng mục mua, thuê khác phục vụ công tác truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan;

l) Các hoạt động dịch vụ khác có liên quan trực tiếp đến công tác truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan (nếu có).

3. Áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật đối với một số hoạt động của dịch vụ truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan phục vụ công tác quản lý nhà nước:

a) Định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động truyền thông trên báo in, báo điện tử áp dụng theo quy định tại Thông tư số 18/2021/TT-BTTTT ngày 30 tháng 11 năm 2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động báo in, báo điện tử;

b) Định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động truyền thông trên truyền hình áp dụng theo quy định tại Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về sn xuất chương trình truyền hình;

c) Định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động truyền thông trên đài phát thanh áp dụng theo quy định tại Thông tư số 09/2018/TT-BTTTT ngày 24 tháng 4 năm 2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình phát thanh;

d) Định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động truyền thông thông qua xuất bản áp dụng theo quy định tại Thông tư số 42/2020/TT-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động xuất bản.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

1. Căn cứ định mức kinh tế - kỹ thuật quy định tại Thông tư này, các bộ, ngành, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định áp dụng định mức cụ thể phù hợp với điều kiện của đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương.

2. Trường hợp các văn bản viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới ban hành.

3. Cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước để triển khai cung ứng dịch vụ sự nghiệp công nghiên cứu, căn cứ điều kiện thực tế, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng định mức cụ thể.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 12 năm 2024.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Cục Bản quyền tác giả) để xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ VHTTDL;
- Các Tổng Cục, Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ;
- Sở VHTTDL, Sở VHTT;
- Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ; CSDL quốc gia về pháp luật;
- Cổng TTĐT của Bộ VHTTDL;
- Lưu: VT, BQTG.NT.300

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Hùng

 

PHỤ LỤC SỐ 01

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH VỀ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Thông tư số 07/2024/TT-BVHTTDL ngày 01 tháng 10 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

1. Mô tả nội dung công việc và Bảng định mức kinh tế - kỹ thuật về hao phí nhân công

TT

Nội dung công việc

Định mức kinh tế kỹ thuật

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Định mức (công)

Số người

Người thực hiện

Định mức (công)

Số người

Người thực hiện

Định mức (công)

Số người

Người thực hiện

A

Lao động trực tiếp

1

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giám định

Người yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan gửi văn bản yêu cầu giám định tới cơ quan giám định quyền tác giả, quyền liên quan kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) và bản sao giấy tờ chứng minh mình là người có quyền trong vụ việc giám định quyền tác giả, quyền liên quan. Viên chức cơ quan giám định tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giám định (trực tiếp tại trụ sở hoặc qua bưu điện).

0,25

01

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

0,5

01

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

1

01

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

2

Bước 2: Thụ lý hồ sơ giám định: Hồ sơ gồm văn bản yêu cầu giám định và các tài liệu kèm theo. Hồ sơ đầy đủ và nội dung yêu cầu giám định thuộc phạm vi hoạt động sẽ được tiếp nhận

2.1

Viên chức cơ quan giám định đọc hồ sơ, xét thấy hồ sơ đủ và nội dung yêu cầu giám định thuộc phạm vi hoạt động của Trung tâm giám định, tiếp nhận liên hệ với người yêu cầu giám định thông báo về việc đồng ý thụ lý hồ sơ. Nếu hồ sơ không đủ hoặc nội dung yêu cầu giám định không thuộc phạm vi hoạt động của Trung tâm, từ chối hoặc hướng dẫn hoàn thiện.

3

01

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

4

01

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

5

01

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

2.2

Cơ quan giám định họp đề xuất cách thực hiện (dự kiến giám định cá nhân hoặc tập thể hoặc thành lập hội đồng tư vấn giám định; thời gian; địa điểm giám định...).

0,5

Từ 3 - 5

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

1

Từ 3 - 5

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

1,5

Từ 3 - 5

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

2.3

Cơ quan giám định liên hệ với giám định viên, người giúp việc cho giám định viên/thành viên hội đồng tư vấn giám định theo biên bản cuộc họp.

0,5

01

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

1

01

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

1,5

01

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

2.4

Cơ quan giám định chuẩn bị hồ sơ chuyển cho giám định viên, người giúp việc cho giám định viên/thành viên hội đồng tư vấn giám định theo biên bản cuộc họp: photo tài liệu (kinh phí photo tài liệu do bên yêu cầu giám định trả).

1

01

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

1,5

01

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

2

01

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

2.5

Chuyển hồ sơ tới giám định viên, người giúp việc cho giám định viên/thành viên hội đồng tư vấn. (Bao gồm việc đi lại chuyển hồ sơ trên địa bàn Hà Nội hoặc chuyển hồ sơ qua bưu điện trong trường hợp giám định viên, người giúp việc cho giám định viên/thành viên hội đồng tư vấn giám định ở xa và bên yêu cầu giám định đồng ý cho chuyển qua bưu điện).

1

01

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

2

01

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

3

01

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

2.6

Giám định viên, người giúp việc cho giám định viên/thành viên hội đồng tư vấn giám định đọc hồ sơ, phản hồi cho Trung tâm về việc nhận lời hay từ chối tham gia giám định theo hồ sơ đã gửi.

3

Từ 1 -3

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

4

Từ 3-5

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

5

Từ 5 trở lên

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

2.7

Viên chức cơ quan giám định tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Trung tâm giám định, chuẩn bị hợp đồng.

1

01

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

2

01

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

3

01

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

3

Bước 3: Dự thảo và Ký hợp đồng giám định

Cơ quan giám định dự thảo Hợp đồng dịch vụ giám định, hai bên trao đổi và thống nhất nội dung, ký kết hợp đồng giám định.

1

01

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

2

02

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

3

03

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

4

Bước 4: Biên bản giao nhận hồ sơ

Hồ sơ, đối tượng yêu cầu giám định được giao, nhận trực tiếp hoặc gửi tới cơ quan giám định qua đường bưu chính.

0,5

01

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương

1

01

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương

1,5

01

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương

5

Bước 5: Chuẩn bị giám định

Căn cứ vào hồ sơ yêu cầu giám định, cơ quan giám định tiến hành chuẩn bị giám định. Trường hợp cần làm rõ thêm về nội dung yêu cầu giám định, đối tượng giám định thì cơ quan giám định đề nghị người yêu cầu giám định cung cấp thêm thông tin, tài liệu có liên quan; thuê phiên dịch; địa điểm, trang thiết bị, vật tư phục vụ giám định (nếu có); lấy mẫu giám định, nếu bên yêu cầu giám định có đề nghị.

5.1

Giám định viên, người giúp việc cho giám định viên, thành viên hội đồng tư vấn giám định nghiên cứu hồ sơ giám định.

1

Từ 3-5

Viên chức hạng I bậc 6/6 hoặc tương đương

2

Từ 5-7

Viên chức hạng I bậc 6/6 hoặc tương đương

3

Từ 5-7 trở lên

Viên chức hạng I bậc 6/6 hoặc tương đương

5.2

Thành lập hội đồng giám định

Hội đồng 3 người

Hội đồng từ 3-5 người

Hội đồng từ 5 người trở lên

5.3

Chuẩn bị giấy mời giám định viên, người giúp việc cho giám định viên, thành viên hội đồng tư vấn giám định.

0,5

01

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương

0,5

01

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương

0,5

01

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương

5.4

Sắp xếp lịch làm việc, bố trí phòng làm việc, nước uống, hậu cần

0,25

01

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương

0,25

01

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương

0,25

01

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương

6

Bước 6: Thực hiện giám định

6.1

Họp thống nhất cách thực hiện

0,25

Từ 3 -5

Viên chức hạng I bậc 6/6 hoặc tương đương

1

Từ 5-7

Viên chức hạng I bậc 6/6 hoặc tương đương

1

Từ 5-7

Viên chức hạng I bậc 6/6 hoặc tương đương

6.2

Họp thảo luận, trao đổi về nội dung giám định

1

Từ 3 -5/1-3 buổi

Viên chức hạng I bậc 6/6 hoặc tương đương

1

Từ 5-7 /1-3 buổi

Viên chức hạng I bậc 6/6 hoặc tương đương

1

Từ 5-7/1-3 buổi

Viên chức hạng I bậc 6/6 hoặc tương đương

6.3

Từng thành viên đưa ra ý kiến về vụ việc giám định; các ý kiến được ghi tại Biên bản làm việc.

1

Từ 3-5/ 1-3 buổi

Viên chức hạng I bậc 6/6 hoặc tương đương

1

Từ 5-7 /1-3 buổi

Viên chức hạng I bậc 6/6 hoặc tương đương

1

Từ 5-7/ 1-3 buổi

Viên chức hạng I bậc 6/6 hoặc tương đương

7

Bước 7: Kết luận giám định

7.1

Lập kết luận giám định (Kết luận được lập thành văn bản, phải có chữ ký của Giám định viên và người đứng đầu cơ quan giám định đóng dấu của cơ quan giám định).

0,5

Từ 3-5/ 1 buổi

Viên chức hạng I bậc 6/6 hoặc tương đương

1

Từ 5-7/ từ 1-2 buổi

Viên chức hạng I bậc 6/6 hoặc tương đương

1

Từ 7 trở lên/ từ 1-2 buổi

Viên chức hạng I bậc 6/6 hoặc tương đương

7.2

Gửi kết luận giám định.

0,5

01

 

0,5

01

 

0,5

01

 

8

Bước 8: Giao, nhận, trả lại đối tượng giám định quyền tác giả, quyền liên quan (nếu có)

 

Trong trường hợp việc yêu cầu giám định có kèm theo đối tượng giám định thì việc giao, nhận, trả lại đối tượng giám định phải lập thành biên bản

0,25

01

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương

0,25

01

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương

0,25

01

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương

9

Bước 9: Khiếu nại kết luận giám định

Thực hiện theo Luật Khiếu nại.

 

(nếu có)

 

 

(nếu có)

 

 

(nếu có)

 

10

Bước 10: Giám định bổ sung, giám định lại (nếu có)

- Quay lại từ bước 6 đến hết bước 7.

- Thời gian giám định bổ sung, giám định lại lần 1 bằng 50% lần đầu.

- Thời gian giám định bổ sung, giám định lại lần 2 bằng 30% lần đầu.

- Quay lại từ bước 6 đến hết bước 7.

- Thời gian giám định bổ sung, giám định lại lần 1 bằng 50% lần đầu.

- Thời gian giám định bổ sung, giám định lại lần 2 bằng 30% lần đầu.

- Quay lại từ bước 6 đến hết bước 7.

- Thời gian giám định bổ sung, giám định lại lần 1 bằng 50% lần đầu.

- Thời gian giám định bổ sung, giám định lại lần 2 bằng 30% lần đầu.

B

Lao động gián tiếp

 

- Định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ) là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc cho 01 hồ sơ.

- Định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ) quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 15% định mức lao động trực tiếp.

2. Trị số định mức và Bảng định mức kinh tế - kỹ thuật hao phí máy móc, thiết bị sử dụng

TT

Thành phần hao phí

Đơn vị tính

Mô tả

Trị số định mức hao phí

1

2

3

 

4

1

Nhân công

 

 

Mức 1

Mức 2

Mức 3

 

Lao động trực tiếp

 

 

 

 

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

Công

 

1,75

2,5

3,5

 

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

Công

 

11

(1 người)

17,5

(1 người)

24

(1 người)

 

Viên chức hạng I bậc 6/6 hoặc tương đương

Công

 

3,75

(1 người)

6

(1 người)

7

(1 người)

 

Lao động gián tiếp

 

 

 

 

Lao động gián tiếp khác (tương đương 15% lao động trực tiếp)

Công

 

2,5

3,9

5,2

2

Máy móc, thiết bị sử dụng

 

 

 

 

Máy tính xách tay, để bàn

Ca

Loại thông dụng

0,0012

 

Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,0004

 

Âm thanh

Ca

Loại thông dụng

0,0004

 

Máy scan

Ca

Loại thông dụng

0,0004

3. Cách tính chi phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ giám định về quyền tác giả, quyền liên quan đối với một số trường hợp cụ thể:

a) Các chi phí liên quan khác (nếu có) thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí và theo Nghị định số 81/2014/NĐ-CP ngày 14/9/2014 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh chi phí giám định, định giá, chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng;

b) Chi phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật sử dụng thiết bị, phương tiện, máy móc, công cụ, dụng cụ, vật liệu, vật tư tiêu hao; sử dụng dịch vụ và các chi phí khác (nếu có) được trả theo chi phí thực tế tương ứng với loại hình và đối tượng giám định quyền tác giả, quyền liên quan. Khi thanh toán, quyết toán phải có đầy đủ báo giá, hợp đồng, hóa đơn và các chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định.

 

PHỤ LỤC SỐ 02

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DỊCH VỤ THÔNG TIN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Thông tư số 07/2024/TT-BVHTTDL ngày 01 tháng 10 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

1. Mô tả nội dung công việc và Bảng định mức kinh tế - kỹ thuật về hao phí nhân công

1.1. Thu nhận, kiểm tra, chỉnh lý, bảo quản thông tin, dữ liệu về quyền tác giả, quyền liên quan

STT

Nội dung công việc

Định mức

(Công)

Số người

Người thực hiện

A

Lao động trực tiếp

 

 

 

1

Bước 1: Lập kế hoạch thu nhận thông tin, dữ liệu

1

01

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

2

Bước 2: Thực hiện thu nhận thông tin, dữ liệu

1

01

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

3

Bước 3: Giao nộp thông tin, dữ liệu

0,5

01

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

4

Bước 4: Kiểm tra thông tin, dữ liệu

0,5

01

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

5

Bước 5: Chỉnh lý thông tin, dữ liệu

0,5

02

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

6

Bước 6: Lưu trữ, số hóa, bảo quản thông tin, dữ liệu; tiêu hủy thông tin, dữ liệu hết giá trị

1

02

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

B

Lao động gián tiếp

 

 

- Định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ) là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc cho 01 hồ sơ.

- Định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ) quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 15% định mức lao động trực tiếp.

 

1.2. Cung cấp thông tin, dữ liệu về quyền tác giả, quyền liên quan

TT

Nội dung công việc

Định mức kinh tế kỹ thuật

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Định mức (Công)

Số người

Người thực hiện

Định mức (Công)

Số người

Người thực hiện

Định mức (Công)

Số người

Người thực hiện

A

Lao động trực tiếp

1

Tiếp nhận yêu cầu và lập hồ sơ cung cấp thông tin, dữ liệu

1

1

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

1

1

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

1

1

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

2

Chuẩn bị thông tin, dữ liệu theo yêu cầu

3

1

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

7

1

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

12

1

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

3

Bàn giao thông tin, dữ liệu cho người sử dụng trực tiếp hoặc gửi thông tin, dữ liệu theo hệ thống thông tin môi trường điện tử

1

2

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

1

2

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

1

2

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

4

Lưu hồ sơ cung cấp thông tin, dữ liệu

1

1

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

1

1

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

1

1

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

5

Bảo quản thông tin, dữ liệu

1

1

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

1

1

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

1

1

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

B

Lao động gián tiếp

 

- Định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ) là thời gian lao động cần thiết để hoàn thành công việc cho 01 hồ sơ.

- Định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ) quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức lao động trực tiếp. Định mức lao động gián tiếp bằng 15% định mức lao động trực tiếp.

2. Trị số định mức và Bảng định mức kinh tế - kỹ thuật về hao phí máy móc, thiết bị sử dụng

2.1. Thu nhận, kiểm tra, chỉnh lý, bảo quản thông tin, dữ liệu về quyền tác giả, quyền liên quan

TT

Thành phần hao phí

Đơn vị tính

Mô tả

Trị số định mức hao phí

1

2

3

 

4

1

Nhân công

 

 

 

 

Lao động trực tiếp

 

 

 

 

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

Công

 

3,5

 

Viên chức hạng II bậc 8/8 hoặc tương đương

Công

 

1

 

Lao động gián tiếp

 

 

 

 

Lao động gián tiếp khác (tương đương 15% lao động trực tiếp)

Công

 

0,675

2

Máy móc, thiết bị sử dụng

 

 

 

 

Máy tính xách tay, để bàn

Ca

Loại thông dụng

0,0012

 

Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,0004

 

Âm thanh

Ca

Loại thông dụng

0,0004

 

Máy scan

Ca

Loại thông dụng

0,0004

2.2. Cung cấp thông tin, dữ liệu về quyền tác giả, quyền liên quan

TT

Thành phần hao phí

Đơn vị tính

Mô tả

Trị số định mức hao phí

1

2

3

 

4

1

Nhân công

 

 

Mức 1

Mức 2

Mức 3

 

Lao động trực tiếp

 

 

 

 

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

Công

 

7

11

16

 

Lao động gián tiếp

 

 

 

 

Lao động gián tiếp khác (tương đương 15% lao động trực tiếp)

Công

 

1,05

1,65

2,4

2

Máy móc, thiết bị sử dụng

 

 

 

 

Máy tính xách tay, để bàn

Ca

Loại thông dụng

0,0012

 

Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,0004

 

Âm thanh

Ca

Loại thông dụng

0,0004

 

Máy scan

Ca

Loại thông dụng

0,0004

3. Ghi chú: Nội dung dịch vụ thu nhận, kiểm tra, chỉnh lý, bảo quản thông tin, dữ liệu về quyền tác giả, quyền liên quan gồm:

a) Lập kế hoạch thu nhận thông tin, dữ liệu về quyền tác giả, quyền liên quan:

- Nguyên tắc lập kế hoạch: Việc lập kế hoạch phải bảo đảm phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước; bảo đảm thực hiện hiệu quả, khả thi, tiết kiệm kinh phí, nguồn lực; phải lồng ghép với các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, không trùng lặp, chồng chéo nhiệm vụ; phải đáp ứng yêu cầu của các tổ chức, cá nhân và thông tin, dữ liệu lưu trữ phải được thu nhận chính xác, đầy đủ, có hệ thống;

- Căn cứ lập kế hoạch: theo yêu cầu của công tác quản lý nhà nước và nhu cầu của tổ chức, cá nhân trong việc khai thác thông tin về quyền tác giả, quyền liên quan; quy định của văn bản quy phạm pháp luật; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và danh sách thông tin, dữ liệu đặc tả về quyền tác giả, quyền liên quan tại điểm c khoản này;

- Kế hoạch thu nhận thông tin, dữ liệu gồm các nội dung cơ bản sau: mục đích, yêu cầu thu nhận, cập nhật thông tin, dữ liệu; khối lượng thông tin, dữ liệu cần thu nhận; nội dung công việc thu nhận thông tin, dữ liệu; sản phẩm thu nhận thông tin, dữ liệu; tiến độ, nguồn nhân lực thực hiện; tổ chức thực hiện; dự toán kinh phí.

b) Thực hiện thu nhận thông tin, dữ liệu gồm: tiếp nhận thông tin, dữ liệu về quyền tác giả, quyền liên quan trực tiếp tại đơn vị hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc cổng thông tin điện tử và thu thập thông tin, dữ liệu về quyền tác giả, quyền liên quan trực tiếp tại nơi cung cấp;

c) Giao nộp thông tin, dữ liệu:

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước để thu nhận các thông tin, dữ liệu về quyền tác giả, quyền liên quan và đưa vào lưu trữ chuyên ngành;

- Thông tin, dữ liệu thu nhận phải được cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu và phải thể hiện trên 2 định dạng, một (01) dưới dạng điện tử và một (01) dưới dạng in trên giấy;

- Phiếu nhập kho lưu trữ thông tin, dữ liệu là thành phần bắt buộc trong hồ sơ phê duyệt quyết toán, hoàn thành nhiệm vụ và theo Mẫu số C30-HD ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp;

- Nội dung thông tin, dữ liệu đặc tả

STT

Thông tin đặc tả

Nội dung thông tin đặc tả

1.

Thông tin về tác giả

- Họ tên tác giả/đồng tác giả;

- Số lượng đồng tác giả;

- Số căn cước công dân;

- Bút danh, ngày tháng năm sinh, quốc tịch;

2.

Thông tin về chủ sở hữu

- Họ tên chủ sở hữu (cá nhân/tổ chức);

- Ngày tháng năm sinh, quốc tịch;

- Số căn cước công dân hoặc số đăng ký kinh doanh;

- Thời điểm và cơ sở phát sinh quyền;

- Trụ sở, mã số thuế (nếu là doanh nghiệp, tổ chức khác);

- Các thông tin khác có liên quan (nếu có yêu cầu).

3.

Thông tin về tác phẩm

- Tác phẩm được sáng tác trong nước; tác phẩm được sáng tác tại nước ngoài;

- Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan; số Giấy chứng nhận, thông tin ngày cấp, cơ quan cấp;

- Tên tác phẩm; loại hình tác phẩm;

- Ngôn ngữ sáng tạo tác phẩm;

- Ngày hoàn thành tác phẩm;

- Đã công bố hay chưa công bố; ngày công bố; nơi công bố; hình thức công bố;

- Nội dung của tác phẩm;

- Là tác phẩm gốc hay tác phẩm phái sinh; Nếu là tác phẩm gốc thì có hay chưa có tác phẩm phái sinh được công bố;

- Các tác phẩm khác có nội dung tương đồng.

- Và một số nội dung khác.

d) Kiểm tra thông tin, dữ liệu: kiểm tra số lượng thông tin, dữ liệu so với danh mục thông tin, dữ liệu giao nộp; tính pháp lý của thông tin, dữ liệu theo quy định; tình trạng vật lý của thông tin, dữ liệu;

Đối với thông tin, dữ liệu số, kiểm tra số lượng phương tiện lưu trữ với danh mục giao nộp; số lượng thông tin, dữ liệu so với danh mục thông tin, dữ liệu giao nộp; tính pháp lý của thông tin, dữ liệu theo quy định; chất lượng phương tiện lưu trữ; các lỗi vật lý, kiểm tra vi-rút máy tính, tính toàn vẹn thông tin, dữ liệu số trên phương tiện lưu trữ.

đ) Chỉnh lý thông tin, dữ liệu về quyền tác giả, quyền liên quan:

- Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉnh lý thông tin, dữ liệu thuộc phạm vi quản lý. Thông tin, dữ liệu sau khi chỉnh lý phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản theo quy định tại Luật Lưu trữ;

- Việc xác định giá trị thông tin, dữ liệu phải bảo đảm các nguyên tắc, phương pháp, tiêu chuẩn cơ bản theo quy định tại Luật Lưu trữ và phải đạt được các yêu cầu về xác định thông tin, dữ liệu cần bảo quản vĩnh viễn; thông tin, dữ liệu cần bảo quản có thời hạn tính bằng số lượng năm và xác định thông tin, dữ liệu hết giá trị cần loại ra để tiêu hủy.

e) Lưu trữ, số hóa, bảo quản thông tin, dữ liệu về quyền tác giả, quyền liên quan và tiêu hủy thông tin, dữ liệu hết giá trị:

- Thông tin, dữ liệu về quyền tác giả, quyền liên quan được lưu trữ và bảo quản dạng giấy và dạng điện tử. Đối với thông tin, dữ liệu dạng giấy, ngoài hoạt động lưu trữ còn phải tu bổ, phục chế. Đối với thông tin, dữ liệu dạng điện tử phải xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin, dữ liệu;

- Thông tin, dữ liệu lưu trữ điện tử về quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm: thông tin, dữ liệu hình thành trong quá trình tiếp nhận, thu thập từ cơ quan, tổ chức, cá nhân; thông tin, dữ liệu hình thành từ việc số hóa thông tin, dữ liệu lưu trữ của cơ quan, đơn vị;

- Thông tin, dữ liệu lưu trữ điện tử về quyền tác giả, quyền liên quan phải đáp ứng các tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào khi tiếp nhận; bảo đảm tính kế thừa, tính thống nhất, độ xác thực, an toàn và khả năng truy cập; được bảo quản và sử dụng theo phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ và kỹ thuật công nghệ thông tin.

- Thông tin, dữ liệu lưu trữ điện tử về quyền tác giả, quyền liên quan được xác định có giá trị như bản gốc nếu đáp ứng các yêu cầu về việc bảo đảm độ tin cậy, tính toàn vẹn và xác thực của thông tin chứa trong thông tin, dữ liệu điện tử kể từ khi thông tin, dữ liệu điện tử được khởi tạo lần đầu dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh; có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh;

- Thông tin, dữ liệu về quyền tác giả, quyền liên quan được bảo quản theo đúng quy định của Luật Lưu trữ và các văn bản quy định chi tiết Luật Lưu trữ để quản lý, khai thác và cung cấp thông tin, dữ liệu;

- Thông tin, dữ liệu lưu trữ điện tử phải được bảo quản an toàn và được xem xét chuyển đổi định dạng lưu trữ theo công nghệ phù hợp. Trường hợp chuyển đổi định dạng lưu trữ phải lưu giữ lại thông tin, dữ liệu bản gốc để đảm bảo tính lịch sử của thông tin, dữ liệu lưu trữ. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được hủy thông tin, dữ liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn sau khi thông tin, dữ liệu đó được số hoá;

- Cơ quan, tổ chức lưu trữ phải thường xuyên kiểm tra, sao lưu để bảo đảm an toàn, tính toàn vẹn, khả năng truy cập của thông tin, dữ liệu lưu trữ điện tử và sử dụng các biện pháp kỹ thuật để việc phân loại, lưu trữ được thuận lợi nhưng phải bảo đảm không thay đổi nội dung thông tin, dữ liệu;

- Phương tiện lưu trữ thông tin, dữ liệu điện tử phải được bảo quản trong môi trường lưu trữ thích hợp, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin dữ liệu theo quy định của pháp luật;

- Hồ sơ, thông tin, dữ liệu điện tử được tổ chức quản lý, lưu trữ trên hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu lưu trữ điện tử của cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ lưu trữ, bảo quản thông tin, dữ liệu;

- Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm định kỳ hàng tháng kiểm tra và bảo đảm an toàn hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu điện tử và thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn và bảo mật phù hợp với quy định của pháp luật trong việc quản lý thông tin, dữ liệu lưu trữ;

- Việc hủy thông tin, dữ liệu hết giá trị được thực hiện theo quy định tại Luật Lưu trữ và các văn bản quy định chi tiết Luật Lưu trữ.

4. Cách tính chi phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ thông tin về quyền tác giả, quyền liên quan đối với một số trường hợp cụ thể:

a) Chi phí thu nhận, kiểm tra, chỉnh lý, bảo quản thông tin về quyền tác giả, quyền liên quan được tính theo ngày công lao động. Mức chi căn cứ vào số ngày công lao động thực tế nhân với mức lương cơ bản của một ngày công của từng người thực hiện các bước theo quy trình trên một vụ việc. Một ngày công lao động được tính là 08 giờ. Thời gian thực hiện các bước còn phụ thuộc theo thực tế (đối tượng, loại hình, số lượng, nội dung tác phẩm, có hay không có yếu tố nước ngoài). Do đó, bảng định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ thông tin về quyền tác giả, quyền liên quan, chỉ thể hiện thời gian cơ bản để hoàn thành một công việc. Thời gian thực hiện các bước căn cứ theo mức độ cung cấp thông tin, dữ liệu quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này;

b) Trong các bảng định mức trên chưa được tính đến các giá trị phần mềm, máy móc, thiết bị, vật tư chuyên dụng, vật liệu hóa chất, dụng cụ trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, đối chiếu, dịch thuật tài liệu, đồng thời không quy định khổ cỡ, kích cỡ của tài liệu;

c) Kinh phí chi công tác khảo sát, đàm phán, thuê địa điểm tổ chức, an ninh trật tự, y tế, phòng chống cháy nổ (nếu có),... trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, điện, nước, văn phòng phẩm và các loại hàng hóa, thiết bị, dịch vụ thiết yếu khác... thực hiện theo Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;

d) Các nội dung chi cho hoạt động của thành viên thẩm định tài liệu đã được chuyển ngữ được thực hiện theo quy định của pháp luật tại Điều 6 Thông tư 03/2023/TT-BTC ngày 10/01/2023 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

đ) Trường hợp thuê mướn các dịch vụ khác phục vụ công tác tiếp nhận, lưu trữ, bảo quản thông tin, dữ liệu về quyền tác giả, quyền liên quan được tính theo quy định hiện hành.

 

PHỤ LỤC SỐ 03

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT DỊCH VỤ TRUYỀN THÔNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Thông tư số 07/2024/TT-BVHTTDL ngày 01 tháng 10 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

1. Mô tả nội dung công việc và Bảng định mức kinh tế - kỹ thuật hao phí nhân công

STT

Nội dung công việc

ĐVT

Định mức

(người x ngày)

Người thực hiện

1

Xây dựng kế hoạch

Người/ Ngày

02 x 05

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

2

Dự thảo quyết định, tờ trình, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt

Người/ Ngày

02 x 03

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

3

Lập dự toán kinh phí trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật

Người/ Ngày

02 x 03

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

4

Xây dựng nội dung truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

Người/ Ngày

02 x 03

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

4.1

Thu thập thông tin, biên soạn, biên dịch tài liệu (từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại)

 

 

Thực hiện theo Thông tư 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước

4.2

Mời chuyên gia, phiên dịch, phóng viên, biên tập viên truyền hình...; đặt bài, báo cáo, tham luận.

Người/ Ngày

15 x 02

Viên chức hạng I bậc 6/6 hoặc tương đương

4.3

Tổ chức in, xuất bản sách, cẩm nang, và các ấn phẩm tài liệu khác

 

 

Thông tư 42/2020/TT-BTTTT ngày 31/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động xuất bản

4.4

Xây dựng ngân hàng câu hỏi, trả lời phục vụ công tác truyền thông

Người/ Ngày

10 x 10

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

4.5

Tổ chức thiết kế băng rôn, khẩu hiệu...

Người/ Ngày

02 x 05

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

4.6

Khảo sát, thuê địa điểm tổ chức (phòng họp hội nghị, trang trí khánh tiết, lắp đặt thiết bị.)

 

 

Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị

4.7

In băng rôn, khẩu hiệu, backdrop…

m2

500

Thông tư 42/2020/TT-BTTTT ngày 31/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động xuất bản

4.8

Phương tiện ô tô vận chuyển, chuyên chở

 

 

Thông tư 42/2020/TT-BTTTT ngày 31/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động xuất bản

4.9

Phù hiệu ô tô, thẻ Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức…

 

 

Thông tư 42/2020/TT-BTTTT ngày 31/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động xuất bản

5

Triển khai thực hiện truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan

 

 

 

5.1

Tổ chức họp báo, tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm

Người/ Ngày

150 x 02

Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị

5.2

Tổ chức đưa tin bài tuyên truyền

 

 

Thực hiện theo Thông tư số 18/2021/TT-BTTTT ngày 30/11/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động báo in, báo điện tử

5.3

Tổ chức, sản xuất phóng sự chuyên sâu

Phóng sự

05

Thực hiện theo Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT ngày 20/4/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình

5.4

Phát hành tài liệu, băng rôn, khẩu hiệu

Người/ Ngày

10 x 02

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

6

Tổng kết, báo cáo kết quả, thanh toán, quyết toán kinh phí truyền thông

Người/ Ngày

05 x 05

Viên chức hạng III bậc 9/9 hoặc tương đương

2. Bảng định mức kinh tế - kỹ thuật hao phí máy móc, thiết bị

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Yêu cầu kỹ thuật

Định mức

 

Máy tính xách tay, để bàn

Ca

Loại thông dụng

0,0012

 

Máy in

Ca

Laser A4, in 2 mặt

0,0004

 

Âm thanh

Ca

Loại thông dụng

0,0004

 

Máy scan

Ca

Loại thông dụng

0,0004

3. Ghi chú: Định mức kinh tế - kỹ thuật này áp dụng đối với các hoạt động không thuộc quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư.

4. Cách tính chi phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với một số trường hợp cụ thể:

a) Các chi phí phát sinh khác có liên quan trực tiếp đến công tác tổ chức truyền thông về quyền tác giả, quyền liên quan (nếu có), thực hiện theo chứng từ chi thực tế hợp pháp được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong dự toán ngân sách hàng năm;

b) Các chi phí liên quan đến nhuận bút tác phẩm báo chí thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực báo chí, xuất bản;

c) Kinh phí chi công tác khảo sát địa điểm thực hiện theo Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;

d) Kinh phí chi tổ chức in, xuất bản sách, cẩm nang, và các ấn phẩm tài liệu khác thực hiện theo Thông tư 42/2020/TT-BTTTT ngày 31/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động xuất bản./.

Văn bản liên quan

Số/Ký hiệu
Ngày ban hành
Trích yếu
Footer logo

Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI 

  Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023

Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI

Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI
Văn Phòng - Lễ tân:  Phụ trách website: Liên hệ quảng cáo:
📞 + 84-24-35742022 📞 + 84-24-35743084 📞 + 84-24-35743084
 + 84-24-35742020   vcci@vcci.com.vn   

Truy cập phiên bản website cũ.                                                     Thiết kế và phát triển bởi ADT Global