Thứ 4, 27/11/2024 | English | Vietnamese
Xem chi tiết văn bản
BỘ KHOA HỌC VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2024/TT-BKHCN |
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2024 |
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;
Căn cứ Nghị định số 28/2023/NĐ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
Thông tư này quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa gồm: quản lý nhà nước đối với hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu; quản lý sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm, vật mang dữ liệu; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và tổ chức triển khai, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa.
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
2. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, giải pháp liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
3. Cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân liên quan.
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Truy xuất nguồn gốc là hoạt động giám sát, xác định được một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ qua từng công đoạn theo thời gian, địa điểm của quá trình sản xuất, chế biến, lưu trữ, bảo quản, vận chuyển, phân phối và kinh doanh.
2. Hệ thống truy xuất nguồn gốc là hệ thống bao gồm hoạt động định danh sản phẩm, thu thập và lưu trữ thông tin về trạng thái của sản phẩm theo thời gian, địa điểm nhằm quản lý thông tin về chất lượng và an toàn của sản phẩm.
3. Mã truy vết sản phẩm là dãy số hoặc số và chữ được dùng để định danh sản phẩm ở các công đoạn sản xuất, kinh doanh trong quá trình truy xuất nguồn gốc.
4. Mã truy vết địa điểm là dãy số hoặc số và chữ được dùng để định danh địa điểm diễn ra sự kiện ở các công đoạn sản xuất, kinh doanh trong quá trình truy xuất nguồn gốc.
5. Mã truy xuất nguồn gốc là mã số định danh cuối cùng trong từng công đoạn của quá trình truy xuất nguồn gốc (bao gồm dãy số hoặc số và chữ liên tiếp được cấu thành từ mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm, số lô/mẻ sản phẩm, thời gian xảy ra sự kiện) và được mã hóa trong vật mang dữ liệu, thể hiện thông tin công khai, minh bạch về sản phẩm, hàng hóa trên thị trường, cung cấp thông tin phục vụ cho truy xuất nguồn gốc.
6. Vật mang dữ liệu truy xuất nguồn gốc là phương tiện hoặc vật thể chứa đựng dữ liệu (tem, nhãn, thẻ và các phương tiện hoặc vật thể phù hợp khác), bảo đảm thiết bị có thể đọc được.
7. Dữ liệu truy xuất nguồn gốc là các dữ liệu từ các bộ phận và quá trình khác nhau trong phạm vi truy xuất nguồn gốc đã xác định. Dữ liệu truy xuất nguồn gốc bao gồm dữ liệu về chất lượng, an toàn của sản phẩm và các thông tin cơ bản.
8. Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” là nguyên tắc truy xuất nguồn gốc mà tổ chức, cá nhân phải lưu giữ thông tin để bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm được truy xuất nguồn gốc.
9. Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia bao gồm hệ thống phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu để phục vụ việc cung cấp thông tin về nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa có khả năng kết nối thông tin với hệ thống truy xuất nguồn gốc của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, các địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các hệ thống quốc tế.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất các sản phẩm, hàng hóa quy định tại khoản 4 Điều 19đ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây viết tắt là Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ) được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường (sau đây viết tắt là Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ) thì thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với các sản phẩm, hàng hóa không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được lựa chọn thực hiện truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Thông tư này nếu có nhu cầu.
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nhu cầu kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia thì phải thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
4. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo mật trong quá trình thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
QUY ĐỊNH VỀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Điều 5. Quản lý việc sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và vật mang dữ liệu
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa sử dụng mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm bảo đảm phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13274:2020 Truy xuất nguồn gốc - Hướng dẫn định dạng các mã dùng trong truy vết do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố trước khi đưa vào sử dụng.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa sử dụng vật mang dữ liệu bảo đảm phù hợp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13275:2020 Truy xuất nguồn gốc - Định dạng vật mang dữ liệu do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Vật mang dữ liệu được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa, bảo đảm thiết bị có thể đọc được.
Điều 6. Quy định hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu
1. Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Nguyên tắc “Một bước trước - một bước sau”: bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm, hàng hóa;
b) Nguyên tắc “sẵn có của phần tử dữ liệu chính”: các phần tử dữ liệu chính phải được thu thập, lưu trữ và cập nhật kịp thời trong các báo cáo thông tin chi tiết về các sự kiện quan trọng trong quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng;
c) Nguyên tắc “Minh bạch”: hệ thống truy xuất nguồn gốc phải đạt yêu cầu về tính minh bạch tối thiểu bằng cách sử dụng dữ liệu tĩnh về khách hàng, bên cung ứng, sản phẩm và các điều kiện sản xuất;
d) Nguyên tắc “Sự tham gia đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc”: hệ thống truy xuất nguồn gốc phải có sự tham gia của đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc của tổ chức.
2. Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân bảo đảm đầy đủ quá trình truy xuất nguồn gốc theo các quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực tương ứng với chủng loại sản phẩm, hàng hóa và được công bố phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Căn cứ để công bố phù hợp dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân hoặc kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.
3. Dữ liệu truy xuất nguồn gốc của từng sản phẩm, hàng hóa trong hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa bao gồm tối thiểu các thông tin sau:
a) Tên sản phẩm, hàng hóa;
b) Hình ảnh sản phẩm, hàng hóa;
c) Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh;
d) Địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh;
đ) Các công đoạn trong sản xuất, kinh doanh (bao gồm tối thiểu thông tin: mã truy vết sản phẩm, mã truy vết địa điểm và thời gian sự kiện truy xuất nguồn gốc của từng công đoạn);
e) Thời gian sản xuất, kinh doanh (thời gian các sự kiện truy xuất nguồn gốc diễn ra);
g) Mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa;
h) Thương hiệu, nhãn hiệu, mã ký hiệu, số sê-ri sản phẩm (nếu có);
i) Thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa (nếu có);
k) Các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng.
4. Hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa để kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia phải bao gồm tối thiểu các thông tin quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa để phục vụ người tiêu dùng tra cứu trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia, bao gồm tối thiểu các thông tin sau:
a) Tên sản phẩm, hàng hóa;
b) Hình ảnh sản phẩm, hàng hóa;
c) Tên đơn vị sản xuất, kinh doanh;
d) Địa chỉ đơn vị sản xuất, kinh doanh;
đ) Thời gian sản xuất, kinh doanh (thời gian các sự kiện truy xuất nguồn gốc diễn ra);
e) Thương hiệu, nhãn hiệu, mã ký hiệu, số sê-ri sản phẩm (nếu có);
g) Thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa (nếu có).
6. Sản phẩm trong từng sự kiện sau mỗi công đoạn được định danh mã truy xuất nguồn gốc để truy xuất nguồn gốc. Mã truy xuất nguồn gốc được mã hóa trong vật mang dữ liệu.
7. Vật mang dữ liệu để truy xuất nguồn gốc bảo đảm tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này. Thông tin sau khi giải mã bao gồm tối thiểu các thông tin quy định tại khoản 5 Điều này. Thời gian tối thiểu bảo đảm lưu trữ dữ liệu truy xuất nguồn gốc đối với từng loại sản phẩm, hàng hóa thực hiện theo quy định của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Điều 7. Bộ Khoa học và Công nghệ
1. Thực hiện nội dung quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 19đ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.
2. Giao Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan thường trực giúp Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa:
a) Chủ trì, hướng dẫn áp dụng, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, triển khai các hoạt động có liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa;
b) Xây dựng, vận hành và quản trị Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia;
c) Chủ trì nghiên cứu, phát triển các giải pháp kỹ thuật nhằm bảo đảm khả năng tương tác, trao đổi, kết nối dữ liệu truy xuất nguồn gốc với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia; hỗ trợ tổ chức, cá nhân duy trì dữ liệu trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia;
d) Chỉ định tổ chức chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật;
d) Thanh tra, kiểm tra về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
3. Định kỳ trước ngày 25 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
Điều 8. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực
1. Thực hiện nội dung quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 19đ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.
2. Xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch thực hiện, bố trí nguồn lực cần thiết để triển khai các hoạt động liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ (thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc tại Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; cung cấp, tra cứu thông tin trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia phục vụ công tác quản lý nhà nước tại Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
5. Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo tình hình triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại Bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo Mẫu báo cáo tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ (thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thời gian chốt số liệu, thời hạn gửi báo cáo, phương thức gửi, nhận báo cáo thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/2021/TT-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây viết tắt là Thông tư số 13/2021/TT-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
Điều 9. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Thực hiện nội dung quy định tại khoản 3 Điều 19đ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.
2. Giao cơ quan tham mưu, giúp việc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương theo quy định tại khoản 13 Điều 8 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn áp dụng, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, triển khai và quản lý truy xuất nguồn gốc tại địa phương; phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để khai thác, cung cấp, tra cứu thông tin trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia phục vụ công tác quản lý nhà nước tại địa phương;
b) Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các cơ quan liên quan trong quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương;
c) Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, xây dựng kế hoạch thực hiện, dự trù nguồn lực cần thiết để triển khai các hoạt động liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa hằng năm, trung hạn và dài hạn tại địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, phê duyệt;
d) Có phương án phù hợp để khuyến khích, thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa từ nguồn lực của doanh nghiệp và các nguồn hỗ trợ khác, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
3. Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo tình hình triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương theo Mẫu báo cáo tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ (thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thời gian chốt số liệu, thời hạn gửi báo cáo, phương thức gửi, nhận báo cáo thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/2021/TT-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THỰC HIỆN TRUY XUẤT NGUỒN GỐC VÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CUNG CẤP DỊCH VỤ, GIẢI PHÁP TRUY XUẤT NGUỒN GỐC
Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
1. Tuân thủ các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại Thông tư này.
2. Thực hiện công bố hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa phù hợp theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực tương ứng.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa được quy định tại Thông tư này.
4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật.
5. Trường hợp kết nối thông tin lên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia thì dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư này được cập nhật kịp thời theo từng công đoạn sản xuất, kinh doanh vào Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia; tổ chức, cá nhân phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để thực hiện, bảo đảm duy trì dữ liệu trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
1. Cung cấp dịch vụ, giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu quy định tại Thông tư này.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về dịch vụ, giải pháp cung cấp cho tổ chức, cá nhân liên quan đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Trường hợp tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa có nhu cầu kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia thì phối hợp với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để thực hiện, bảo đảm duy trì dữ liệu trên Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
3. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2024.
Điều 13. Điều khoản chuyển tiếp
Các tổ chức, cá nhân đã xây dựng, vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, nếu có nhu cầu kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia thì thực hiện việc rà soát, công bố phù hợp hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn, tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới. Trường hợp các tiêu chuẩn được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ (thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) để được hướng dẫn hoặc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
(Kèm theo Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN ngày 28 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
TÊN BỘ/NGÀNH/UBND |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……… |
…., ngày …. tháng …. năm …. |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ
Thực hiện Thông tư số 02/2024/TT-BKHCN ngày 28 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, ...tên Bộ quản lý ngành, lĩnh vực/UBND cấp tỉnh... báo cáo tình hình triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương như sau:
1. Hoạt động xây dựng, ban hành các văn bản quy định về truy xuất nguồn gốc thuộc thẩm quyền:
............................................................................................................................................
2. Hoạt động xác định nhóm sản phẩm, hàng hóa phải thực hiện truy xuất nguồn gốc, nhóm sản phẩm, hàng hóa ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc (đối với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực):
............................................................................................................................................
3. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, đào tạo:
............................................................................................................................................
4. Tình hình triển khai các đề án, chương trình, kế hoạch thực hiện:
............................................................................................................................................
5. Tình hình thanh tra, kiểm tra về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền:
............................................................................................................................................
6. Tình hình triển khai các hoạt động khác có liên quan:
............................................................................................................................................
7. Đánh giá thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân:
............................................................................................................................................
8. Đề xuất, kiến nghị:
............................................................................................................................................
...tên Bộ quản lý ngành, lĩnh vực/UBND cấp tỉnh... báo cáo tình hình triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương để Bộ Khoa học và Công nghệ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
|
LÃNH ĐẠO BỘ QUẢN LÝ NGÀNH, LĨNH VỰC/ |
Văn bản liên quan
Liên kết nhanh
Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI
Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI
Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI | ||
Văn Phòng - Lễ tân: | Phụ trách website: | Liên hệ quảng cáo: |
📞 + 84-24-35742022 | 📞 + 84-24-35743084 | 📞 + 84-24-35743084 |
+ 84-24-35742020 | vcci@vcci.com.vn |
Truy cập phiên bản website cũ. Thiết kế và phát triển bởi ADT Global