VCCI logo

LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Vietnam Chamber of Commerce and Industry

Thứ 2, 23/12/2024 | English | Vietnamese

Trang chủVăn bản pháp luậtThông tư 33-TC/TCT của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về chế độ thu sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước

Thông tin chi tiết

Thông tư 33-TC/TCT của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về chế độ thu sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước

Số/Ký hiệu
33-TC/TCT
Cơ quan ban hành
Bộ Tài chính
Loại văn bản
Thông tư
Người ký
Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành
13/06/1997
Ngày hiệu lực
01/01/1997
Ngày hết hiệu lực
31/12/2002
Hiệu lực văn bản
Hết hiệu lực
Tệp đính kèm

Xem chi tiết văn bản

BỘ TÀI CHÍNH
--------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

Số: 33-TC/TCT

Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 1997

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 33-TC/TCT NGÀY 13 THÁNG 6 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN VỀ CHẾ ĐỘ THU SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Căn cứ Nghị định số 22-HĐBT ngày 24/1/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) qui định chế độ thu sử dụng vốn NSNN;
Căn cứ Quyết định số 110/TTg ngày 20 tháng 11 năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung sửa đổi một số điểm trong chế độ thu về sử dụng vốn NSNN ban hành kèm theo Nghị định số 22/HĐBT;
Căn cứ Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ ban hành Qui chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước.
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ nộp thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG TÍNH VÀ NỘP TIỀN THU VỀ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1) Đối tượng tính tiền thu về sử dụng vốn Ngân sách:

Theo Điều 1 Nghị định số 22/HĐBT thì các tổ chức kinh tế sử dụng vốn cố định và vốn lưu động do ngân sách Nhà nước cấp và có nguồn gốc từ ngân sách, dưới đây gọi chung là vốn ngân sách Nhà nước cấp bao gồm vốn cố định, vốn lưu động, phải tính thu về sử dụng vốn. Cách xác định vốn do ngân sách Nhà nước cấp và vốn có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước theo qui định tại Thông tư số 41TC/VKH ngày18/9/1990, Thông tư số 51TC/VKH ngày 27/10/1990, các văn bản hướng dẫn khác của Bộ Tài chính và cụ thể thêm như sau:

a) Vốn ngân sách Nhà nước cấp, bao gồm:

- Vốn ngân sách Nhà nước cấp phát lần đầu khi xí nghiệp mới hoạt động; (xác định từ thời điểm giao nhận vốn).

- Vốn ngân sách Nhà nước cấp bổ sung;

- Vốn được tiếp quản từ chế độ cũ để lại.

b) Vốn có nguồn gốc từ ngân sách (bao gồm vốn cố định và vốn lưu động) hình thành từ các nguồn:

- Chênh lệch giá tài sản cố định, vật tư, hàng hoá tồn kho qua các lần kiểm kê, điều chỉnh giá; (kể cả bằng nguồn tín dụng Ngân hàng và chiếm dụng nợ khách hàng);

- Các khoản lợi nhuận, khấu hao cơ bản... phải nộp ngân sách được cấp có thẩm quyền cho phép giữ lại để bổ sung vốn;

- Khấu hao cơ bản để lại của tài sản cố định thuộc nguồn vốn ngân sách cấp;

- Các nguồn vốn viện trợ: viện trợ nhân dân, viện trợ của các nước và các tổ chức quốc tế, quà tặng theo qui định phải ghi tăng vốn ngân sách cấp;

Tổng số vốn ngân sách cấp bao gồm vốn xí nghiệp đang sử dụng, vốn tham gia liên doanh liên kết với các tổ chức khác trong và ngoài nước.

2) Các loại vốn sau đây không thuộc đối tượng tính thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước

- Vốn bổ sung từ nguồn quỹ khuyến khích phát triển sản xuất hình thành từ lợi nhuận để lại;

- Vốn cố định thuộc nguồn vốn do xí nghiệp tự vay, tự trả trực tiếp mà nguồn trả nợ lấy từ nguồn khấu hao của TSCĐ đi vay hoặc lợi nhuận để lại sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách;

- Vốn lưu động đi vay;

- Nhà ở của cán bộ công nhân viên, nhà trẻ, nhà mẫu giáo, câu lạc bộ, nhà ăn tập thể, công trình phúc lợi tập thể đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước phục vụ cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị;

- Vốn ngân sách Nhà nước dùng để dự trữ tài sản, vật tư hàng hoá ứ đọng, chậm luân chuyển, không cần dùng, chờ thanh lý do tồn tại từ cơ chế cũ để lại;

- Vật tư, hàng hoá, phụ tùng... thuộc vốn dự trữ đặc biệt do ngân sách cấp.

- Vốn lưu động hình thành từ nguồn khấu hao cơ bản của tài sản cố định thuộc nguồn vốn xí nghiệp tự bổ sung;

- Vốn huy động đóng góp của cán bộ công nhân viên chức;

- Vốn nhận liên doanh liên kết.

3) Các tài sản sau đây không thuộc đối tượng nộp tiền thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước:

- Tài sản cố định đang trong giai đoạn vận hành thử theo chế độ;

- Tài sản cố định và tài sản lưu động thuộc vốn dự trữ của Nhà nước giao cho đơn vị quản lý;

- Tài sản cố định thuộc kết cấu hạ tầng không có khả năng thu hồi vốn như: đường xá, cầu cống, đê điều...

- Giá trị đất đai và tài sản cố định không phải trích khấu hao theo chế độ qui định;

- Tài sản cố định và tài sản lưu động ứ đọng chờ thanh lý được xác định trong các biên bản kiểm kê 1/1/1990 và được Hội đồng giao vốn chấp nhận.

4) Đối tượng nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước: là các tổ chức sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập sử dụng vốn ngân sách cấp, bao gồm:

- Các xí nghiệp quốc doanh hạch toán kinh tế độc lập, các đơn vị hạch toán toàn ngành, các Tổng công ty, Công ty, Công ty hợp doanh, xí nghiệp liên doanh;

- Các Công ty Xổ số, Công ty Bảo hiểm, các Ngân hàng kinh doanh, các cửa hàng kinh doanh vàng bạc;

- Các đơn vị làm kinh tế thuộc lực lượng vũ trang, các Hội quần chúng, các đoàn thể, các cơ quan hành chính sự nghiệp.

Đối với các đơn vị phụ thuộc hạch toán báo sổ ( chi nhánh, cửa hàng ) việc nộp khoản thu về sử dụng vốn do đơn vị công ty, xí nghiệp ... hạch toán kinh tế độc lập nhận giao vốn nộp trực tiếp vào Ngân sách Nhà nước.

II. CĂN CỨ TÍNH VÀ MỨC THU

1) Căn cứ tính:

Căn cứ để tính số tiền thu về sử dụng vốn Ngân sách là tổng số tiền vốn của đơn vị thuộc đối tượng phải tính tiền thu sử dụng vốn quy định tại điểm 1 mục I trên đây và tỷ lệ thu. Tổng số vốn thuộc diện phải tính tiền thu về sử dụng vốn được xác định cụ thể như sau:

Tổng số vốn thuộc diện tính tiền thu sử dụng vốn cố định và vốn lưu động do Ngân sách Nhà nước cấp được xác định trên cơ sở số liệu về vốn tại thời điểm 31/12 năm trước cộng ( + ) với số tăng, trừ ( - ) số vốn giảm hàng tháng trong năm (nếu có).

Số vốn tăng trong kỳ, bao gồm:

+ Vốn Ngân sách cấp phát thêm cho xí nghiệp (nếu có) bao gồm cả vốn cố định, vốn lưu động, vốn XDCB hoàn thành đã bàn giao, hoặc vốn của các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.

+ Vốn Ngân sách nhận của đơn vị khác bàn giao.

+ Vốn bổ sung từ chênh lệch giá hàng tồn kho, chênh lệch tỷ giá, các khoản bảo toàn vốn tính trên số vốn đã nhận, các khoản tiền thuế được xét giảm, miễn nộp Ngân sách Nhà nước theo chế độ v.v... như quy định tại điểm 1 nói trên.

Số vốn giảm trong kỳ bao gồm:

+ Khấu hao cơ bản phải nộp Ngân sách Nhà nước (nếu có)

+ Điều chuyển vốn cho đơn vị khác, hoàn vốn cho Ngân sách Nhà nước được ghi giảm vốn.

Tổng số vốn phải tính tiền thu sử dụng vốn trong kỳ được xác định theo công thức sau:

Tổng số vốn phải tính thu sử dụng vốn trong kỳ


=

Số vốn phải tính thu tiền sử dụng vốn đầu kỳ


+

Số vốn tăng trong kỳ


-

Số vốn giảm trong kỳ

Vốn thuộc đối tượng tính thu về sử dụng vốn trong tháng có tăng hoặc giảm , được tính tăng hoặc giảm tiền thu về sử dụng vốn từ tháng sau.

2) Tỷ lệ thu:

a- Tỷ lệ thu về sử dụng vốn Ngân sách được quy định cho một tháng từ 0,2% đến 0,5% theo Điều 3 Nghị định số 22/HĐBT ngày 24/1/1991 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ ). Căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật, ngành, nghề kinh doanh, Bộ Tài chính quy định chi tiết mức thu theo phụ lục kèm theo thông tư này)

b- Theo Điều 2 Quyết định số 110/TTg bổ sung một số danh mục ngành nghề sản xuất kinh doanh được áp dụng tỷ lệ thu sử dụng vốn 0, 2%/tháng như sau:

1) Ngành nước: bao gồm khai thác, làm sạch, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

2) Sản xuất các ngành hàng: dược phẩm, trang thiết bị dụng cụ y tế, đồ dùng dạy học, dụng cụ thể dục thể thao.

3) Kinh doanh các ngành hàng: Sách giáo khoa, đồ dùng dạy học, dụng cụ thể dục thể thao, phát hành sách, kinh doanh lương thực.

III. BIỆN PHÁP KÊ KHAI THU NỘP TIỀN THU VỀ SỬ DỤNG VỐN NSNN

1. Trách nhiệm của tổ chức sản xuất kinh doanh:

Tổ chức sản xuất kinh doanh có trách nhiệm:

- Kế toán phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản vốn thuộc đối tượng thu về sử dụng vốn.

- Theo dõi tình hình tăng, giảm vốn thuộc diện phải tính thu về sử dụng vốn;

- Khai báo trung thực, đầy đủ theo mẫu qui định của Bộ Tài chính;

- Nộp đầy đủ, đúng hạn tiền thu về sử dụng vốn vào NSNN.

- Việc khai báo, nộp tiền thu về sử dụng vốn được qui định cụ thể như sau:

a/ Tạm nộp thu sử dung vốn:

Về nguyên tắc , các đơn vị thuộc diện nộp thu sử dụng vốn NSNN phải căn cứ vào số vốn NSNN có đến 31/12 của năm trước , kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình nộp thu sử dụng vốn của năm trước và kế hoạch tài chính của đơn vị để xác định số tạm nộp thu sử dụng vốn năm kế hoạch. Việc tạm nộp được tiến hành hàng tháng, vào ngày 5 của tháng tiếp sau. Mức tạm nộp hàng tháng là mức bình quân tháng của số tạm phải nộp của năm, mức này được xác định bằng cách lấy tổng số vốn NSNN đơn vị có đến ngày 31/12 năm trước nhân với tỷ lệ thu sử dụng vốn sau đó chia đều cho 12 tháng. Trường hợp số thu sử dụng vốn nhỏ, có thể thoả thuận với cơ quan thuế để thực hiện tạm nộp hàng quí.

Các đơn vị có kết quả sản xuất kinh doanh năm trước bị lỗ và kế hoạch tài chính năm kế hoạch cũng bị lỗ thì tạm thời chưa thực hiện tạm nộp thu sử dụng vốn hàng tháng, nhưng phải có công văn gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị. Nếu quyết toán 6 tháng đầu năm có lãi thì phải thực hiện kê khai tạm nộp thu sử dụng vốn.

Trường hợp năm trước có lãi, 6 tháng đầu năm sau tạm nộp thu sử dụng vốn, nếu quyết toán 6 tháng đầu năm bị lỗ thì đơn vị phải có công văn báo cáo cơ quan thuế hoãn nộp thu sử dụng vốn.

b/ Quyết toán thu sử dụng vốn.

Khi kết thúc năm tài chính, tất cả các đơn vị có vốn NSNN đều phải quyết toán với cơ quan thuế về số thu sử dụng vốn phải nộp. Nội dung quyết toán phải thể hiện các chỉ tiêu chủ yếu như: số tiền thu sử dụng vốn phải nộp, số lợi tức thực hiện, số lợi tức còn lại sau khi đã trừ đi số phải nộp về thuế lợi tức và thu sử dụng vốn ngân sách.

Cụ thể việc quyết toán thuế phải thực hiện như sau: Nếu số lợi tức còn lại sau khi nộp thuế lợi tức cao hơn số thu sử dụng vốn phải nộp thì xác định thu sử dụng vốn phải nộp chính thức trong năm. Nếu số lợi tức còn lại sau khi nộp thuế lợi tức nhỏ hơn số thu sử dụng vốn phải nộp thì số thu sử dụng vốn chính thức phải nộp trong năm là số lợi tức còn lại sau khi nộp thuế lợi tức.

Nếu số tạm nộp trong năm còn thiếu thì nộp thêm, nếu số tạm nộp trong năm cao hơn số quyết toán thì được trừ vào số tạm nộp của kỳ sau.

Trường hợp năm trước bị lỗ, trong năm chưa thực hiện tạm nộp thu sử dụng vốn ngân sách, khi quyết toán có lãi thì phải thực hiện nộp thu sử dụng vốn cùng với thời điểm nộp thuế lợi tức.

Nếu quyết toán năm đơn vị lỗ thì không phải nộp thu sử dụng vốn của năm đó.

Các đơn vị hạch toán toàn ngành, các Tổng công ty, xí nghiệp trực thuộc trung ương, tỉnh và thành phố kê khai và nộp tiền thu về sử dụng vốn tại Cục thuế tỉnh, thành phố nơi đơn vị đóng trụ sở chính.

Các đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc quận, huyện kê khai và nộp tiền thu về sử dụng vốn tại chi cục thuế quận, huyện.

2. Nhiệm vụ của cơ quan thuế:

- Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện chế độ thu nộp về sử dụng vốn;

- Kiểm tra xác định vốn thuộc diện phải thu, số vốn tăng, giảm... theo nội dung các văn bản pháp qui hiện hành.

- Kiểm tra số tạm nộp hàng tháng (thời gian, số tiền nộp) so với số phải nộp, nếu thiếu ra thông báo và ấn định thời gian nộp số tiền thiếu phải nộp thêm, trường hợp nộp thừa được trừ vào số phải nộp năm sau để quyết toán thu sử dụng vốn NSNN với các đối tượng nộp thu sử dụng vốn ngân sách.

- Trả lời về việc cho các đơn vị thuộc đối tượng tạm thời không phải nộp thu sử dụng vốn hàng tháng.

- Ra lệnh thu, lệnh phạt và xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng thẩm quyền.

IV. XỬ LÝ VI PHẠM

1) Việc xử lý các trường hợp vi phạm chế độ thu về sử dụng vốn được thực hiện theo đúng qui định tại Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 22/HĐBT ngày 24/1/1991 của Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc xử lý vi phạm qui định tại điểm 2 Điều 9 Nghị định số 22/HĐBT về thu sử dụng vốn như sau:

- Vi phạm lần thứ nhất: phạt 1 lần số tiền phải nộp

- Vi phạm lần thứ hai: phạt 2 lần số tiền phải nộp

- Vi phạm lần thứ ba trở lên: phạt 3 lần số tiền phải nộp

Trường hợp vi phạm có tình tiết nặng thì vi phạm lần thứ nhất cũng có thể bị phạt 2 - 3 lần số tiền gian lậu.

2) Thẩm quyền xử lý vi phạm về thu sử dụng vốn được qui định tại Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và Thông tư số 45TC/TCT ngày 1/8/1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ.

V. KHIẾU NẠI VÀ THỜI HIỆU

Thực hiện theo qui định tại Điều 11 Nghị định số 22/HĐBT ngày 24/1/1991 của Hội đồng Bộ trưởng như sau:

1) Đơn vị nộp thu về sử dụng vốn có quyền khiếu nại việc thi hành Nghị định thu về sử dụng vốn không đúng đối với đơn vị mình.

Đơn khiếu nại phải được gửi đến cơ quan thuế phát hành lệnh thu hoặc quyết định xử lý trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được lệnh thu hoặc quyết định xử lý.

Trong khi chờ giải quyết, đơn vị khiếu nại phải nộp đủ và đúng thời hạn số tiền thu, tiền phạt đã được thông báo.

Cơ quan nhận đơn khiếu nại phải xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đơn.

Nếu đơn vị khiếu nại không đồng ý với quyết định của cơ quan xử lý hoặc để quá thời hạn trên mà chưa được giải quyết, thì có quyền khiếu nại lên cơ quan cấp trên của cơ quan nhận đơn.

2) Nếu phát hiện và kết luận có sự khai man, trốn lậu hoặc nhầm lẫn về tiền thu về sử dụng vốn, thì cơ quan thuế có quyền ra lệnh truy thu, truy hoàn tiền thu trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày khai man, trốn, lậu hoặc nhầm lẫn về số thu về sử dụng vốn.

VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1997 và thay thế các Thông tư số 13TC/TCT ngày 28/2/1991 và Thông tư số 89TC/TCT ngày 31/12/1992 của Bộ Tài chính.

Trong quá trình thực hiện nếu vẫn còn vướng mắc đề nghị phản ánh với Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.

 

Phạm Văn Trọng

(Đã Ký)

 

BIỂU THU

VỀ SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH
(Kèm theo Thông tư số 33 TC/TCT ngày 13/6/1997 của Bộ Tài chính)

TT

Ngành kinh tế

Tỷ lệ (%) tháng

1

Công nghiệp điện năng

0,2

2

Khai thác mỏ

0,3

 

- Trong đó: khai thác mỏ hầm lò

0,2

3

Luyện kim

0,3

4

Cơ khí sản xuất tư liệu sản xuất

0,3

 

- Trong đó: cơ khí nông nghiệp

0,2

5

Cơ khí sản xuất tư liệu tiêu dùng

0,4

6

Sản xuất hoá chất cơ bản

0,3

7

Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu

0,2

8

Sản xuất xi măng

0,4

9

Sản xuất vật liệu xây dựng (trừ xi măng)

0,3

10

Xí nghiệp khảo sát thiết kế

0,2

11

Trồng rừng

0,2

12

Khai thác lâm sản, thuỷ sản

0,3

13

Xí nghiệp thi công xây lắp

0,3

14

Vận tải hành khách ô tô

0,4

15

Vận tải hàng hoá, hành khách (trừ ô tô)

0,3

16

Công nghiệp chế biến lâm, thuỷ sản

0,3

17

Công nghiệp chế biến lương thực, xay xát

0,3

18

Công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp khác

0,4

19

Nông trường, trạm máy kéo, xí nghiệp thuỷ nông, dịch vụ thuỷ nông, cung ứng máy móc thiết bị nông nghiệp...

0,2

20

Cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu....

0,3

21

Xuất bản, phát hành phim, bưu điện

0,4

22

Thương nghiệp, cung ứng vật tư, dịch vụ du lịch, ăn uống, khách sạn, xuất nhập khẩu, ngân hàng, bảo hiểm, xổ số và kinh doanh khác

0,5

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN KÊ KHAI

QUYẾT TOÁN THU VỀ SỬ DỤNG VỐN NĂM

- Tên tổ chức kinh doanh

- Địa điểm đặt trụ sở

- Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

- Số tài khoản................. tại..................

KÊ KHAI QUYẾT TOÁN THU VỀ SỬ DỤNG VỐN

Chỉ tiêu

Xí nghiệp tự kê khai

Kiểm tra của cán bộ thuế

1. Vốn phải tính thu về sử dụng

 

 

Vốn đầu năm

 

 

- Tăng trong năm:

 

 

+ Vốn cố định

 

 

+ Vốn lưu động

 

 

- Giảm trong kỳ

 

 

+ Vốn cố định

 

 

+ Vốn lưu động

 

 

2. Vốn phải tính thu về SDV trong năm

 

 

3. Tỷ lệ thu trên vốn

 

 

4. Tổng số thu về sử dụng vốn (2 x 3)

 

 

5. Tổng lợi tức thực hiện

 

 

6. Tổng lợi tức còn lại sau khi nộp thuế lợi tức

 

 

7. Quyết toán thu sử dụng vốn

 

 

- Số năm trước chuyển qua

 

 

- Số phải nộp (1)

 

 

- Số tạm nộp trong năm

 

 

- Số còn phải nộp hoặc số nộp thừa

 

 

8. Kiến nghị sau kiểm tra của cán bộ thuế

 

 

Ghi chú: (1) Số này được xác định bằng điểm (4), nếu trường hợp điểm (6) nhỏ hơn điểm (4) thì số phải nộp bằng điểm (6).

Cán bộ thuế

Người lập biểu

Kế
toán trưởng

Ngày / / /199

Thủ trưởng ĐVKD

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỜ KHAI

NỘP TIỀN THU VỀ SỬ DỤNG VỐN THÁNG.... NĂM....

1. Tên tổ chức kinh doanh:

2. Địa điểm đặt trụ sở

3. Ngành kinh doanh

4. Nơi mở tài khoản

Số hiệu tài khoản

Kê khai vốn ngân sách cấp và tiền thu về sử dụng vốn như sau:

1. Tổng số vốn ngân sách cấp

(Vốn cố định + Vốn lưu động) đến 01/.../199...

2. Tỷ lệ thu

3. Số tiền phải nộp trong tháng

4. Số tiền nộp thiếu kỳ trước

5. Tổng số phải nộp trong kỳ này.

Ngày...tháng...năm 199..

Ý kiến của
cán bộ thuế

Người lập biểu
 (Ký tên)

Kế
toán trưởng
(Ký tên)

Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu)

 

Văn bản liên quan

Số/Ký hiệu
Ngày ban hành
Trích yếu
Footer logo

Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI 

  Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023

Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI

Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI
Văn Phòng - Lễ tân:  Phụ trách website: Liên hệ quảng cáo:
📞 + 84-24-35742022 📞 + 84-24-35743084 📞 + 84-24-35743084
 + 84-24-35742020   vcci@vcci.com.vn   

Truy cập phiên bản website cũ.                                                     Thiết kế và phát triển bởi ADT Global