VCCI logo

LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Vietnam Chamber of Commerce and Industry

Thứ 5, 26/12/2024 | English | Vietnamese

Trang chủTin tổng hợpĐón ông Trump trở lại, Trung Quốc đã sẵn sàng mở kho 'vũ khí trả đũa', có một vấn đề khổng lồ 'cứu' kinh tế

Đón ông Trump trở lại, Trung Quốc đã sẵn sàng mở kho 'vũ khí trả đũa', có một vấn đề khổng lồ 'cứu' kinh tế

01:45:00 PM GMT+7Thứ 3, 26/11/2024

Với nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump tại Nhà Trắng, thuế quan là một nỗi lo với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Trung Quốc. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có đủ khả năng ứng phó.

 
Mỹ-Trung Â
Ông Trump đã đề xuất mức thuế 60% đối với tất cả hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ. (Nguồn: Industryweek)

Mùa Hè năm 2018, khi Tổng thống đương nhiệm thời điểm đó - ông Donald Trump - phát động cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Thậm chí, còn có thông tin cho rằng, nước này có thể sớm vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Hiện tại, ông Trump một lần nữa trở thành ông chủ Nhà Trắng, tình hình đã khác đi. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt với những thách thức về tài sản, giảm phát, cuộc khủng hoảng bất động sản.

Giảm sự phụ thuộc vào Mỹ

Theo các nhà kinh tế, với nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, Trung Quốc đã được trang bị hiểu biết về cách thức hoạt động của vị Tổng thống này và có đủ khả năng ứng phó.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, chính quyền Tổng thống Trump đã sử dụng quyền hành pháp để áp thuế lên tới 25% đối với 250 tỷ USD hàng điện tử, máy móc và hàng tiêu dùng nhập khẩu từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Sau đó, Bắc Kinh cũng sử dụng các biện pháp tương tự đối với hàng xuất khẩu nông sản, ô tô và công nghệ của Washington.

Trong chiến dịch tranh cử vừa qua, ông Trump đã đề xuất mức thuế 60% đối với tất cả hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ và mức thuế lên tới 20% đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia khác.

Ông Dexter Roberts, thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương cho biết, "gã khổng lồ" châu Á đã chuẩn bị cho ngày này khá lâu. Hiện tại, Mỹ không còn quá quan trọng với mạng lưới thương mại của Trung Quốc.

Lý giải nguyên nhân, ông Dexter Roberts cho rằng, sau khi cuộc chiến thương mại diễn ra, các công ty Trung Quốc đã bắt đầu tích cực giảm sự phụ thuộc thương mại vào nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tác động có thể thấy rõ trong dữ liệu thương mại và diễn ra với tốc độ chóng mặt.

Mới nhất, vào năm 2022, thương mại song phương đã đạt mức cao kỷ lục. Nhưng năm 2023, Mexico đã vượt qua để trở thành nước xuất khẩu hàng hóa hàng đầu vào Mỹ. Bắc Kinh từng giữ vững vị trí đó trong 20 năm.

Theo Công ty tư nhân Matthews Asia, chỉ dưới 30% lượng hàng xuất khẩu của Bắc Kinh được chuyển đến Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) vào năm ngoái, giảm so với mức 48% vào năm 2000.

Mới đây, ông Vương Thụ Văn, nhà đàm phán thương mại quốc tế, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc phát biểu với các phóng viên rằng: “Chúng tôi có khả năng giải quyết và chống lại tác động của những cú sốc bên ngoài”.

Trung Quốc sẽ làm gì?

Nhiều người lo ngại, sự trở lại của ông Trump sẽ khiến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tái khởi động một cuộc chiến tranh thương mại. Nếu việc áp thuế từ Mỹ chính thức được áp dụng, Trung Quốc sẽ trả đũa thế nào?

Giới chuyên gia nhận thấy, trong kho "vũ khí trả đũa" của Trung Quốc không bao gồm những động thái lớn như bán trái phiếu kho bạc Mỹ hay phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ.

Bà Liza Tobin, Giám đốc cấp cao về kinh tế tại Dự án Nghiên cứu cạnh tranh đặc biệt - một nhóm nghiên cứu của Mỹ - cho biết, đừng mong đợi một sự trả đũa đơn giản về thuế quan. Thay vào đó, phản ứng của Bắc Kinh có thể sẽ có mục tiêu và không đối xứng.

Bà dự báo: “Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới gây sức ép lên các công ty nước ngoài đang hoạt động tại đất nước, trong đó có các công ty Mỹ, từ đó, đẩy các doanh nghiệp ra khỏi thị trường Trung Quốc”.

Mỹ-Trung Â
Trung Quốc - quốc gia có 1,4 tỷ dân - có một thị trường tiêu dùng trong nước khổng lồ. Đây là thế mạnh mà Bắc Kinh có thể khai thác triệt để, nếu biết "chơi" đúng cách. (Nguồn: Tân Hoa xã)

Các nhà kinh tế cũng cho hay, việc trả đũa các công ty Mỹ hoặc các ngành nông nghiệp có khả năng xảy ra cao hơn nhiều so với việc Trung Quốc bán trái phiếu kho bạc Mỹ. Việc bán trái phiếu có thể gây tổn hại đến lợi ích của Bắc Kinh.

Việc hạ giá đồng Nhân dân tệ cũng có thể giúp ích cho xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nếu Ông Trump áp dụng mức thuế mới. Dù vậy, các nhà kinh tế không tin động thái này sẽ xảy ra.

Ông Sean Callow, một nhà phân tích ngoại hối cấp cao tại ITC Markets cho hay, một đợt phá giá đột ngột đồng Nhân dân tệ vào tháng 8/2015 đã gây ra sự hỗn loạn trên thị trường chứng khoán.

Trong những tháng gần đây, chính phủ Trung Quốc đã chỉ ra rằng, họ muốn củng cố niềm tin vào thị trường chứng khoán. Đồng thời, "gã khổng lồ" châu Á cũng muốn đồng Nhân dân tệ là một sự thay thế đáng tin cậy cho đồng USD. Vì vậy, khả năng phá giá đồng nội tệ là khó xảy ra.

Trung Quốc có "vũ khí" để thể khai thác triệt để

Trung Quốc không phải là mục tiêu duy nhất của đợt áp thuế quan của ông Trump.

Ông đã đề xuất mức thuế từ 10-20% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu, tăng đáng kể so với mức trung bình hiện tại là 0-2%.

Với mức thuế quan 60% của Bắc Kinh, một số nhà kinh tế đã tính toán, thuế nhập khẩu vào Washington có thể khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm một nửa. Theo một phân tích riêng từ Viện Peterson, đề xuất thuế quan của ông Trump cũng sẽ khiến một hộ gia đình ở Mỹ phải trả thêm 2.600 USD/năm.

Tháng trước, Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc đã công bố số liệu cho thấy, nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn trong quý III/2024 bởi mức tiêu thụ yếu. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý III/2024 tăng 4,6% so với một năm trước.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tiến hành một gói kích thích rất cần thiết, chủ yếu tập trung vào các biện pháp tiền tệ, vào tuần cuối cùng của tháng 9/2024. Tuy nhiên với nhiều người, điều đó là chưa đủ.

Ông Larry Hu, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Ngân hàng Macquarie đã viết trong một báo cáo nghiên cứu gần đây rằng, những động thái lớn hơn có thể phải đợi cho đến khi mức thuế quan của ông Trump được công bố.

"Khi xuất khẩu hàng hóa chậm lại, các nhà hoạch định chính sách sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường kích thích nền kinh tế", nhà kinh tế Larry Hu nhấn mạnh.

Thế nhưng đừng quên, Trung Quốc - quốc gia có 1,4 tỷ dân - có một thị trường tiêu dùng trong nước khổng lồ. Đây là thế mạnh mà Bắc Kinh có thể khai thác triệt để, nếu biết "chơi" đúng cách.

Ông Andy Rothman, chiến lược gia về Trung Quốc tại Matthews Asia cho rằng, phản ứng đối với thuế quan mà Bắc Kinh có thể thực hiện là sắp xếp lại thị trường trong nước.

Bằng cách khôi phục niềm tin của các doanh nhân trong nước, thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể không cần quá lo khi việc xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ suy giảm. Từ đó, đòn thuế quan của ông Trump cũng không còn khiến Trung Quốc phải "đau đầu".

TheoLinh Chi (Báo Thế giới và Việt Nam)
Copy link

Văn bản pháp luật

Liên kết

Website nội bộ của VCCI

Footer logo

Bản quyền bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI 

  Tòa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Giấy phép xuất bản số 190/GP-TTĐT cấp ngày 27/10/2023

Người chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI

Quản lý và vận hành: Trung tâm Truyền thông và Thông tin Kinh tế - VCCI
Văn Phòng - Lễ tân:  Phụ trách website: Liên hệ quảng cáo:
📞 + 84-24-35742022 📞 + 84-24-35743084 📞 + 84-24-35743084
 + 84-24-35742020   vcci@vcci.com.vn   

Truy cập phiên bản website cũ.                                                     Thiết kế và phát triển bởi ADT Global