Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Xem xét đưa ra phương pháp tính thuế/phí đối với Công ty dựa trên số liệu khai thác thực tế cho các loại thuế/phí đánh trên khối lượng khai thác và một số vấn đề khác của công ty

Thứ sáu, 07-06-2018 | 09:45:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Xem xét đưa ra phương pháp tính thuế/phí đối với Công ty dựa trên số liệu khai thác thực tế cho các loại thuế/phí đánh trên khối lượng khai thác và một số vấn đề khác của công ty

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Công ty TNHH mỏ Nikel Bản Phúc

Công văn: 1229/PTM - VP, Ngày: 05/06/2018

Nội dung kiến nghị:

Công ty TNHH mỏ Nikel Bản Phúc đã hoạt động ở Việt Nam từ năm 1993 và đã đầu tư hơn 127 triệu Đôla Mỹ để khai thác và chế biến quặng sulphua nikel tại Mỏ Sulphua Nikel tại tỉnh Sơn La.

Thật đáng tiếc, hiện tại Công ty đang trên bờ vực của sự vỡ nợ. Tình trạng vỡ nợ sắp xảy ra của Công ty không chỉ ảnh hưởng rất xấu đến các nhân viên của Công ty và sự thành công về kinh tế của tỉnh Sơn La mà còn có thể tạo những ảnh hưởng xấu ở diện rộng đối với khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam cho việc phát triển các hoạt động khai thác mỏ hiện đại, kinh tế và bền vững về môi trường trong nước.

Liên quan đến vấn đề này, tôi xin phép trình bày một số ví dụ cụ thể mà Công ty đang phải đối mặt để duy trì hoạt động ở Việt Nam:

  • Thuế xuất khẩu tinh quặng niken

Thuế xuất khẩu tinh quặng đối với tinh quặng Ni rất cao ở mức 20%. Việc phải nộp mức thuế cao như vậy đang hạn chế đến các hoạt động khai thác mỏ, hoạt động mỏ chỉ có thể phát triển lâu dài và bền vững khi dự án có đủ doanh thu để trích một phần sử dụng cho các hoạt động thăm dò liên tục. Sự thành công của các hoạt động thăm dò sẽ mở rộng sản xuất tại Việt Nam trên cơ sở xác định được các mỏ mới.

  • Thuế tài nguyên

Ngành công nghiệp khai thác mỏ đối mặt với nhiều loại thuế/ phí tài nguyên làm hạn chế các hoạt động kinh tế. Các khoản thuế phí này gồm có thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Thuế tài nguyên khoáng sản ở Việt nam có tỷ lệ 10% và nằm trong mức cao nhất trên thế giới.

Các cơ quan thuế cấp tỉnh và cấp trung ương không có sự thống nhất về cách tính thuế tài nguyên, khiến cho các công ty khai thác mỏ có vốn đầu tư nước ngoài gần như không thể đưa ra báo cáo tài chính kiểm toán một cách rõ ràng.

Công ty đã phải chịu mức thuế tài nguyên đối với quặng mà không phản ánh rõ các vấn đề liên quan sau:

oHàm lượng quặng và hàm lượng kim loại

oCác tính chất của quặng liên quan tới luyện kim

oGiá kim loại trên thị trường LME thế giới

oChi phí khai thác

oCác điều khoản về tiếp thị và thanh toán của sản phẩm

Phương pháp tính Phí bảo vệ môi trường dựa vào vào tỉ lệ tính toán quy đổi được xác định bởi cơ quan quản lý địa phương để xác định khối lượng quặng đã được khai thác theo tỉ lệ quy đổi từ tinh quặng đã sản xuất ra. Việc này dẫn tới khối lượng quặng quy đổi khác xa so với khối lượng quặng thực tế đã khai thác (khối lượng quặng khai thác thực tế của Bản Phúc là 975.759 tấn, khối lượng quặng quy đổi tính Phí BVMT là 1.660.988 tấn) và như vậy chúng tôi phải gánh một khoản phí rất cao cho khối lượng quặng mà chúng tôi không khai thác. Phương pháp quy đổi đã không quan tâm tới hệ thống xác định khối lượng trong khai thác hiện đại đã được áp dụng tại mỏ Bản Phúc, trong khi hệ số này chỉ được xác định tại một thời điểm nhất định không phản ánh tính đại diện cho cả đời mỏ.

Tiền cấp quyền khai thác chỉ đơn giản là một loại thuế tài nguyên đánh một lần nữa, áp vào như một khoản thuế đánh vào đầu tư khởi đầu rất lớn lên các dự án khai thác khoáng sản mới. Thật đáng tiếc, tiền cấp quyền khai thác đã khuyến khích các công ty kém trung thực để báo cáo không đúng về trữ lượng khai thác nhằm giảm chi phí vốn đầu tư ban đầu. Như vậy, sẽ thực tiễn hơn nếu thực hiện việc đóng phí hàng năm dựa trên khối lượng khai thác thực tế.

Tiền cấp quyền khai thác của Công ty đã tính toán trên cơ sở trữ lượng với hàm lượng biên 0,2 % Ni, tuy nhiên trong tuổi thọ mỏ, thì hàm lượng đuôi quặng là 0,33% Ni.  Việc xác định hàm lượng biên trong tính toán trữ lượng của Việt Nam không phản ánh đầy đủ yếu tố kinh tế của thân quặng dẫn đến việc tính tiền cấp quyền khai thác cũng bất cập và đã làm cho Công ty phải trả một khoản tiền đáng kể không có tính kinh tế.

Phí cấp quyền khai thác của Công ty đã được trả dựa trên cơ sở mức trữ lượng là 3.138.000 tấn quặng tuy nhiên sau khi hoàn thành khai thác trữ lượng thực tế đã được xác định là 2.321.799 tấn quặng. Sự thay đổi này cần được xem xét khi xác định nghĩa vụ nộp phí cấp quyền khai thác của Công ty.

  • Cách hiểu và áp dụng cho việc nộp thuế

Tháng 3 năm 2017 Tổng cục thuế đã tiến hành thanh tra đối với Công ty. Tuy nhiên, việc thanh tra đã diễn ra hơn một năm nhưng vẫn chưa có được dự thảo biên bản kết quả thanh tra. Công ty đã chịu chi phí đáng kể về tài chính trong quá trình hỗ trợ Tổng cục thuế  thu thập các bằng chứng hỗ trợ cho các số liệu và chi phí sản xuất từ các các cơ quan chính phủ và tỉnh.

Cách hiểu và áp dụng các quy định, luật về các loại thuế trong khai thác mỏ giữa cơ quan thuế địa phương và Trung ương rõ ràng có sự khác biệt lớn (Công ty đã được Cục thuế Sơn La quyết toán thuế từ năm 2010 đến 2014 và đã có ý kiến sau quyết toán khác với quan điểm của Tổng cục thuế). Việc không thống nhất cách tính thuế giữa trung ương và địa phương đã dẫn đến nguy cơ Công ty phải nộp những khoản tiền phạt thuế bất hợp lý. Thêm vào đó, chưa có sự hiểu biết sâu về ngành khai thác mỏ hiện đại và thiếu sự đối chiếu giữa các cơ quan thuế địa phương và Trung ương, là những cơ quan ban ngành làm việc dựa trên cơ sở pháp luật nhưng lại chưa thực sự nắm rõ về ngành khai thác mỏ để cởi mở trao đổi cách hiểu và vận dụng các quy định một cách thống nhất.

Công ty mong rằng phương pháp tính thuế của Công ty cần phải dựa trên số liệu thực tế để gánh nặng thuế của chúng tôi được tính toán một cách công bằng. Tính toán thuế hợp lý và công bằng sẽ truyền tải thông điệp tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài đang muốn đầu tư vào hoạt động khai thác mỏ ở Việt Nam.

Ngoài ra, việc không thống nhất về các thủ tục hải quan giữa Hải quan Gia Thụy và Hải quan Hà Nội đã dẫn đến việc không thống nhất được thời điểm chốt giá hải quan đối với các lô hàng xuất khẩu của Công ty, làm cho Công ty không thể lấy lại được 460.000 USD tiền hoàn thuế xuất khẩu ảnh hưởng rất xấu đến niềm tin của nhà đầu tư cũng như tình hình tài chính của công ty.

  • Giá tính thuế không hợp lý trong quy định mới

Thông tư số 44/2017 của Bộ tài chính điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên đã không cập nhật mức giá kim loại hiện tại trên thị trường quốc tế, cũng không hợp tác với các doanh nghiệp khai thác mỏ để nắm bắt được xu hướng hiện tại về giá kim loại trên thế giới, dẫn đến giá tính thuế cao, đặc biệt là giá tính thuế quặng niken đã tăng gấp đôi, trong khi giá kim loại niken thực tế trên thị trường thế giới vẫn đang ở mức thấp.

Không có các mức giá tính thuế khác nhau chi tiết cho các quặng có hàm lượng khác nhau đối với một số loại quặng, đặc biệt là với quặng niken.

  • Xử lý thuế đối với các yếu tố khác nhau giữa các loại thuế có liên quan

Đối với trường hợp mỏ niken Bản Phúc, khối lượng quặng để tính thuế tài nguyên là khối lượng quặng khai thác thực tế và khác biệt rất lớn so với khối lượng quặng quy đổi để tính phí bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, không có biện pháp xử lý hợp lý nào để thống nhất sự khác biệt về khối lượng sử dụng để tính hai loại thuế.

Khai thác khoáng sản là một ngành công nghiệp theo chu kỳ, đầu tư vào thăm dò, xây dựng và khai thác mỏ cũng theo chu kỳ. Tất cả các nơi trên thế giới đều bị ảnh hưởng bởi chu kỳ này và các công ty thường xuyên so sánh các phương án phát triển trên phạm vi toàn cầu để sàng lọc lựa chọn và đạt được phương án cân bằng giữa rủi ro và thành công.

Ở đây, tiềm năng địa chất của dự án là yếu tố then chốt. Đề án Bản Phúc có rất nhiều mục tiêu thăm dò, cùng với đó là đội ngũ nhân viên và các chuyên gia địa chất, nên chúng tôi rất lạc quan về tiềm năng của khu vực. Tuy nhiên, tiềm năng này đang bị ảnh hưởng bởi việc cân nhắc về tài chính liên quan đến thuế ở Việt Nam. Thật khó để 'chuẩn mực' Bản Phúc với các hoạt động khai thác phương Tây khác ở Việt Nam bởi vì, đáng tiếc là các hoạt động khai thác mỏ này không tồn tại.

Bảng dưới đây so sánh các chế độ sách thuế đang được áp dụng tại các nước có liên quan đến xuất khẩu quặng và tinh quặng niken.

Tên nước

 

Thuế xuất khẩu %

Thuế tài nguyên

%

Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Phí bảo vệ môi trường

Úc

0

2.5 – 5

Không có

Không có

Brazil

0

4

Không có

Không có

Canada1

0

2 – 16

Không có

Không có

Indonesia2, 3

10

4

Không có

Không có

Philippines

0

5

Không có

Không có

Việt Nam

20

10

1 Thuế tài nguyên của Canada khác nhau giữa các tỉnh. Tỷ lệ cơ bản là 2% và các mức còn lại phụ thuộc vào lợi nhuận

2 Thuế xuất khẩu của Indonesia là 10% đối với tinh quặng hàm lượng thấp chưa qua chế biến.

3 Thuế tài nguyên của Indonesia giảm xuống còn 2% đối với quặng đã qua chế biến.

Bảng trên cho thấy so với các nước khác, chính sách thuế cho ngành khai thác mỏ ở Việt Nam là một gánh nặng cho các công ty khai thác mỏ nói chung trong đó có Công ty chúng tôi. Công ty biết rằng mục tiêu cuối cùng của hệ thống thuế áp dụng cho ngành khai thác mỏ là để đảm bảo lợi ích lớn nhất có thể cho ngân sách nhà nước và người dân, tuy nhiên để các công ty nước ngoài như Công ty chúng tôi sống sót, hệ thống thuế đồng thời cũng phải theo hướng khuyến khích, tạo điều kiện cho ngành khai thác mỏ tồn tại phát triển.

Từ những thực tế trình bày trên đây, Công ty kiến nghị:

  1. Chỉ đạo Tổng cục thuế xem xét đưa ra phương pháp tính thuế/phí đối với Công ty dựa trên số liệu khai thác thực tế cho các loại thuế/phí đánh trên khối lượng khai thác, đảm bảo công bằng cho Công ty. Xem xét và không ra quyết định xử phạt thuế và tính lãi chậm nộp thuế đối với công ty bởi các sai sót mà Công ty mắc phải do sự không thống nhất về hiểu và áp dụng các loại thuế/phí của các cấp quản lý thuế.
  2. Chỉ đạo Tổng cục Hải quan giải quyết dứt điểm các vấn đề về thuế xuất khẩu của Công ty và thực hiện thủ tục hoàn 460.000 USD tiền thuế xuất khẩu cho Công ty để chúng tôi có kinh phí duy trì hoạt động bảo trì bảo dưỡng nhà máy trong khi chờ nguồn vốn đầu tư nước ngoài bổ sung để mở rộng dự án.
  3. Xem xét lại luật khai thác hiện tại và đưa ra một chế độ cạnh tranh thân thiện với nhà đầu tư hơn bằng cách đưa ra một hệ thống thuế nhất quán, công bằng về lợi ích cho cả Chính phủ và nhà đầu tư. Cụ thể là xem xét đến việc giảm mức thuế xuất khẩu và thuế tài nguyên.


Đơn vị phản hồi: Bộ Tài Chính; Bộ Tài nguyên và Môi trường

Công văn: 4175/TCHQ - PC; 3865/BTNMT - PC, Ngày: 16/07/2018

Nội dung trả lời:

  • Bộ Tài chính:

Tổng cục Hải quan đã có Công văn số 3858/TCHQ-TXNK ngày 02/7/2018 chỉ đạo Cục Hải quan TP. Hà Nội thực hiện rà soát, kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra trước ngày 30/7/2018, đồng thời có Công văn số 3859/TCHQ- TXNK ngày 02/7/2018 thông báo cho Công ty được biết để phối hợp.

Công văn số 3858/TCHQ-TXNK ngày 02/7/2018:

Kinh gửi: Cục Hải quan TP. Hà Nội.

Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 1771 /HQHN-TXNK. ngày 8/6/2018 của Cục Hải quan TP. Hà Nội báo cáo theo điện-khẩn số 07/ĐK của Cục Thuế xuất nhập khẩu, công văn số 113/2018/BPNM ngày 7/5/2018 của Cong ty TNHH Mỏ Nikel Bản Phúc (sau đây gọi tắt là Công ty) về việc hướng dẫn xác định trị giá hải qựan đối vói các lô hàng tinh quặng xuất khẩu theo tờ khai số 300448689611 ngày 02/7/2Ọ15, tờ khai số 300469319900 ngàỵ 20/7/2015 và tờ khai số 300554889410 ngày 30/9/2015 (lô số 26, 27, 29). về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Theo báo cáo tại công văn số 4441/HQHN -TXNK của Cục Hải quan TP. Hà Nội thi Cục Hải quan :TP. Hà Nội không chấp nhận giá chính thức và đã chuyển để kiểm tra sau thông quan đối với 03 lô hàng xuất khẩu số 26,27 và 29 vì Công ty chưa khai báọ thời điểm có giá chính thức tại tiêu chí “Phần ghi chú” theo quy định tại điểm a1 khoản I Điều 17 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính; hồ sơ Công ty cung cấp còn có nhiều mâu thuẫn (ví dụ: phương thức thanh toán không phù họp với hợp đồng,....); thời điểm có giá thực tế không phù hợp với thời điểm có giá chính thức theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC thì:

  • Thời điểm có giá chính thức được chấp nhận nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

+ Hợp đồng mua bán hàng hoá có thoả thuận về thời điểm có giá chính thức phù hợp với ngành hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo thông lệ quốc tế;

+ Thời điểm có giá thực tế phù hợp với thời điểm có giá chính thức theo thoả thuận ghi trên hợp đồng;

+ Giá chính thức phù hợp với giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo chứng từ thanh toán

* Khi có giá chính thức thì cơ quan hải quan kiểm tra khai báo của người khai hải quan, thời điểm có giá chính thức, điều kiện chấp nhận thời điểm cộ giá chính thức. Trường hợp người khai hải quan không khai báo, khai báo không đúng quy định về giá chính thức thì cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan, ấn định thuế, thu đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp (nếu có).

Đối chiếu với quy định nêu trên thì Cục Hải quan TP. Hà Nội chưa xác định trị giá hải quan, ấn định thuế đối với 03 lô hàng nêu trên do không đủ điều kiện áp dụng giá chính thức là chưa thực hiện đúng quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.

Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan TP. Hà Nội thực hiện:

1. Xác định trị giá hải quan, ấn định thuế, thu đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp (nếu có) theo quy định tại điểm b.2 khoản 1 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC đối vói 3 lô hàng xuất khẩu khộng đủ diều kiện áp dụng giá chính thức theo báo cáo của Cục Hải quan TP. Hà Nội tại 1771/HQHN-KTSTQ.

  1. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan theo quy định tại Điều 142 Thông tư số 38/2015/TT-BTC để rà sọát, kiểm tra các lô hàng xuất khẩu khác của Công ty TNHH Mỏ Nikel Bản Phúc, nếu không đủ điều kiện áp dụng giá chính thức theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC thì thực hiện xác định, trị giá, ấn định thuế, thu đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp (nếu có) theo quy đỉnh tại điêm b.2 khoản 1 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.
  2. Làm việc cụ thể với Công ty TNHH Mỏ Nikel Bản Phúc để xử lý dứt đỉêm vụ việc và báo cáo kết quả thực hiện đỉểm 1, điểm 2 nêu trên về Tổng cục Hải quan trước ngày 30/7/2018.

Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan TP. Hà Nội biết và thực hiện.

  • Bộ tài nguyên và Môi trường

Đối với phản ánh, kiến nghi của Công ty TNHH mỏ Nikel Bản Phúc: Xem xét đưa ra phương pháp tính thuế/phí đôi với Công ty dựa trên sô liệu khai thác thực tế cho các loại thuế/phí đánh trên khối lượng khai thác và một số vấn đề khác của công ty (số thứ tự 6 Phụ lục I):

Bộ Tài nguyên và Môi trường thấy rằng ba nội dung kiến nghị mà Quý công ty nêu thuộc chức năng giải quyết của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, đề nghị xem xét lại nhận định: “Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chỉ đơn giản là một loại thuế tài nguyên đánh một lần nữa, áp vào như một khoản thuế đánh vào đầu tư khởi đầu rất lớn lên các dự án khai thác khoáng sản mới ”, đồng thời lại đưa ra khải niệm: Phí cấp quyền khai thác ”, vì theo quy định pháp luật về khoáng sản thì không có khái niệm “Phí cấp quyền khai thác", đồng thời tiền cấp quyền khai thác khoáng sản không phải là thuế tài nguyên như Công ty đã nhận định như trên. Việc nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là một trong các điều kiện cần và đủ theo quy định của pháp luật về khoáng sản để tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản. Việc tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy đinh tại khoản 2 Điều 77 Luât khoáng sản '"và Nghị định số 203/2013/NĐ-CE ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản*

Ý kiến bạn đọc (1)