Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Covid

Người lao động được nhận hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản

Theo phản ánh của ông Nguyễn Ngọc Thắng (Bắc Giang), công ty ông có làm các thủ tục để người lao động được nhận hỗ trợ do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP. Tuy nhiên, ông Thắng chưa được nhận hỗ trợ do ông không có tài khoản ngân hàng. Ông Thắng hỏi, ông phải làm thế nào để được nhận hỗ trợ?

Thẻ hướng dẫn viên hết hạn, cần làm gì để hưởng hỗ trợ?

Bà Trần Thị Phi Oanh là hướng dẫn viên du lịch tự do, không ký hợp đồng với công ty du lịch nào. Năm 2020, bà Oanh có thai, đồng thời do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên thẻ hướng dẫn viên của bà đã hết hạn mà chưa đi đổi lại được. Bà Oanh hỏi, bà cần làm gì để được hưởng hỗ trợ khó khăn theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg?

Thanh Hóa: Người làm dịch vụ ăn uống được xem xét hỗ trợ

Ông Nguyễn Văn Cường (Thanh Hoá) làm việc trong lĩnh vực ăn uống. Do tình hình dịch COVID-19 phức tạp trên địa bàn nên ông phải nghỉ việc, không có thu nhập. Ông có tham khảo thông tin thì được biết tại tỉnh Thanh Hóa đã ban hành văn bản hỗ trợ người lao động tự do mất việc làm do dịch COVID-19.

Lâm Đồng hỗ trợ công dân tỉnh nhà đang sống tại địa phương khác

UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản bổ sung đối tượng áp dụng chính sách hỗ trợ người lao động thực sự gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 là công dân người Lâm Đồng đang sinh sống, học tập và làm việc tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg

Không quy định phải nhận trợ cấp 14 ngày lương thì mới được hỗ trợ

Ông Nguyễn Chánh Tính làm việc tại Công ty Rebisco Việt Nam tại tỉnh Bình Dương. Thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, công ty của ông làm việc theo hình thức "3 tại chỗ". Do dịch bệnh COVID-19 nguy hiểm nên ông xin nghỉ ở nhà không hưởng lương.

Căn cứ xác định người lao động làm thợ nề được hỗ trợ

Ông Phan Đắc Dân là thợ hồ (nề), đã thất nghiệp từ khi Chỉ thị 16 áp dụng tại huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên cho đến nay. Ông Dân hỏi, ông có được hỗ trợ tiền theo chính sách của Chính phủ đưa ra không?

Các trường hợp tạm hoãn HĐLĐ cần điều kiện gì để nhận hỗ trợ?

Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ) do doanh nghiệp dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 15 ngày trở lên, có đóng BHXH tháng trước khi hoãn HĐLĐ thì được hỗ trợ.

Có thể xác nhận mất việc làm qua email, tin nhắn, zalo

Ông Nguyễn Phước Trung mở tiệm cắt tóc tại thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ năm 2020. Từ tháng 6/2021, thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nên ông đã đóng cửa tiệm để phòng, chống dịch COVID-19 và về sinh sống tại thôn Quảng Long, xã Kim Long, huyện Châu Đức.

Kiên Giang: Nhận đơn đề nghị hỗ trợ khó khăn đến 31/12/2021

Ông Trần Văn Lực có tiệm sửa máy nhỏ tại ấp Danh Coi, xã Đông Hưng B, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Do tình hình dịch bệnh, ông phải đóng cửa tiệm và không có nguồn thu nhập. Ông Lực hỏi, ông có được hỗ trợ hay không? Nếu có thì ông cần làm như thế nào?

Lao động tự do đang nuôi con nhỏ có được hỗ trợ thêm?

Chính sách hỗ trợ bổ sung 1.000.000 đồng đối với phụ nữ mang thai hoặc người đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi áp dụng đối với người lao động có giao kết hợp đồng lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; ngừng việc, chấm dứt hợp đồng lao động.