Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Cần có sự thống nhất trong chỉ đạo từ Trung ương tới địa phương

Chủ nhật, 22-06-2017 | 15:01:00 PM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Cần có sự thống nhất trong chỉ đạo từ Trung ương tới địa phương

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội Doanh nghiệp Địa chất và Khoáng sản Việt Nam

Công văn: 0874/PTM - VP, Ngày: 20/04/2017

Nội dung kiến nghị:

Có những mâu thuẫn giữa Trung ương và địa phương: Đơn cử Giấy phép khai thác số 604/GP-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp cho Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu dịch vụ và Đầu tư Việt Nam ngày 24/3/2008 mỏ cát thạch anh Hòa Bình thuộc xã Phong Hòa và Phong Bình, huyện Phong Điền, thừa Thiên Huế thì công suất khai thác hàng năm quy định là 185.125 tấn/năm. Tuy nhiên UBND tỉnh Thừa Thiên Huế  lại giới hạn sản lượng khai thác năm 2015 là 40.000 tấn/năm tại công văn số 6920/UBND-CT ngày 8/12/2014 và năm 2016 là 50.000 tấn/năm tại công văn số 1599/UBND-CT ngày 29/3/2016.

Tương tự về sự không thống nhất quản lý như trên thì: Tại Thông tư 04/2012/TT-BXD ngày 20/9/2012 của Bộ Xây dựng quy định khoáng sản cát thạch anh sau khi chế biến làm sạch đạt tới tiêu chuẩn hàm lượng SiO2 ≥ 99% thì được phép xuất khẩu. Thế nhưng, tại Văn bản số 3399/UBND-NĐ ngày 01/7/2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thì UBND tỉnh chỉ ưu tiên giải quyết thủ tục cho các Nhà đầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản để cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh và sản phẩm chế biến phải đạt theo tiêu chuẩn yêu cầu của UBND tỉnh về chế biến sâu.


Đơn vị phản hồi: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Công văn: 2287/BTNMT - PC, Ngày: 10/05/2017

Nội dung trả lời:

Theo quy định của pháp luật khoáng sản, việc Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác khoáng sản tại mỏ cát thạch anh nêu trên cho Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu dịch vụ và Đầu tư Việt Nam phải căn cứ vào quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; công suất khai thác căn cứ vào Quy hoạch và dựa trên Dự án đầu tư khai thác do tổ chức, cá nhân lập, đã được ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cấp Giấy chứng nhận đầu tư (kể cả đối với dự án Nhà máy chế biến cát) trước khi Công ty phê duyệt Dự án và đã có văn bản thỏa thuận gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường. Do đó, việc ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế hạn chế công suất khai thác ghi ừong Giấy phép khai thác đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép mà chưa báo cáo Bộ, chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, điều chỉnh Giấy phép khai thác là chưa đúng thẩm quyền.

Tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2015 về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo ủy ban nhân dân cấp tỉnh “Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thù tướng Chính phủ về việc bãi bỏ quy định cấm, tạm cấm vận chuyển khoáng sản ra khỏi địa phương”. Do đó, việc chỉ ưu tiên giải quyết thủ tục cho các nhà đầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản để cung cấp cho các dự án chế biến sâu trên địa bàn tình là chưa đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị nêu trên.

Ý kiến bạn đọc (0)