Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Công ty CP XNK – Dịch vụ và Đầu tư Việt Nam (Vicosimex) được Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 31121000020 ngày 21/2/2008 về Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ lộ thiên tại huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. Công ty được Bộ Tài nguyên và môi trường cấp giấy phép khai thác khoáng sản số 604/GP-BTNMT ngày 24/3/2008 tại mỏ cát trắng Hòa Bình thuộc xã Phong Điền và xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Thứ bẩy, 29-09-2017 | 10:10:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Công ty CP XNK – Dịch vụ và Đầu tư Việt Nam (Vicosimex) được Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 31121000020 ngày 21/2/2008 về Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ lộ thiên tại huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. Công ty được Bộ Tài nguyên và môi trường cấp giấy phép khai thác khoáng sản số 604/GP-BTNMT ngày 24/3/2008 tại mỏ cát trắng Hòa Bình thuộc xã Phong Điền và xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Tình trạng: Phản hồi chưa đầy đủ

Đơn vị kiến nghị: Công ty CP XNK – Dịch vụ và Đầu tư Việt Nam (Vicosimex)

Công văn: 2360/PTM - VP, Ngày: 21/09/2017

Nội dung kiến nghị:

Công ty CP XNK – Dịch vụ và Đầu tư Việt Nam (Vicosimex) được Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 31121000020 ngày 21/2/2008 về Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ lộ thiên tại huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. Công ty được Bộ Tài nguyên và môi trường cấp giấy phép khai thác khoáng sản số 604/GP-BTNMT ngày 24/3/2008 tại mỏ cát trắng Hòa Bình thuộc xã Phong Điền và xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó:

- Diện tích khu vực khai thác là: 85,13 ha;

- Trữ lượng khai thác: 3.702.644 tấn;

- Công suất khai thác: 185.125 tấn /năm;

- Thời hạn khai thác: 21 năm, kể từ ngày ký Giấy phép.

Ngày 17/9/2014, Bộ Tài nguyên và môi trường có Quyết định số 1972/QĐ-BTNMT về việc phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản mỏ cát thạch anh khu vực Hòa Bình thuộc xã Phong Hòa và Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế với số tiền là 23.533.841.000 đồng, số tiền phải nộp hàng năm là 1.961.153.000 đồng, nộp trong 12 năm kể từ năm 2014.

Tình hình nộp tiền cấp quyền khai thác của Công ty Vicosimex như sau:

- Năm 2014: Công ty chưa nộp, do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế không cho phép khai thác, với lý do là sản phẩm cát sau chế biến của Công ty Vicosimex không phải là chế biến sâu.

- Năm 2015: Công ty nộp 500.000.000 đồng, do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ cho phép khai thác với sản lượng 40.000 tấn / 185.125 tấn (Công văn số 6920/UBND-CT ngày 08/12/2014) nên Công ty chỉ có khả năng nộp số tiền tương đương với sản lượng cho phép khai thác.

- Năm 2016 và 2017: Công ty đã nộp đủ số tiền là 1.225.728.000 đồng /năm, mặc dù UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ cho phép khai thác với sản lượng 50.000 tấn / 185.125 tấn.

Về sản phẩm cát khuôn đúc và bột cát của Công ty Vicosimex. Sản phẩm được các Bộ, ngành đánh giá cao về mặt giá trị cũng như hiệu quả sử dụng. Công văn số 9764/BCT-CNNg ngày 12/10/2012 của Bộ Công thương xác nhận sản phẩm cát khuôn đúc là sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cơ bản, thiết yếu phục vụ cho ngành cơ khí, đúc, luyện kim và các ngành công nghiệp khác; Công văn số 1896/BCT ngày 06/3/2013 của Bộ Công thương xác nhận cát khuôn đúc là sản phẩm phù hợp với quy định tại mục 18 – Danh mục các sản phẩm chế biến sâu tại Công văn số 4139/UBND-CN ngày 23/9/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; Công văn số 05/BXD-VLXD ngày 16/01/2014 của Bộ Xây dựng, Công văn số 430/BCT-CNNg ngày 16/01/2014 và Công văn số 9136/BCT-CNNg ngày 13/9/2015 của Bộ Công thương xác nhận khuôn đúc và bột cát là tài nguyên khoáng sản đã qua chế biến sâu thành sản phẩm khác, đã làm tăng giá trị tài nguyên.

Việc UBND Thừa Thiên Huế (mặc dù không có thẩm quyền) chỉ cho phép khai thác số lượng thấp hơn nhiều so với giấy phép số 604/GP-BTNMT ngày 24/3/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường dựa vào lý do không đúng là sản phẩm của Công ty không phải là sản phẩm đã chế biến sâu, là nguyên nhân Công ty Vicosimex không thể thu đủ để nộp đúng với số tiền cấp quyền khai thác theo quy định. Dẫn tới việc Cục thuế Thừa Thiên Huế có quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối với Công ty. Sự việc vô lý này gây ra khó khăn rất nhiều cho Công ty Vicosimex trong thời gian qua. Cụ thể là:

Ngày 30/5/2016, Cục thuế Thừa Thiên Huế có Quyết định số 1943/QĐ-CT về việc phong tỏa tài khoản ngân hàng của Công ty Vicosimex tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Đà Nẵng.

Ngày 25/11/2016, Công ty Vicosimex có Công văn số 178/VIC gửi Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế về việc đề nghị chấm dứt cưỡng chế thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Sau nhiều lần làm việc và với sự giúp đỡ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng, Tổng cục Thuế đã có Công văn số 130/TCT-QLN ngày 12/01/2017 về việc tạm dừng cưỡng chế tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Theo Công văn số 130/TCT-QLN, việc tạm dừng như vậy để chờ ý kiến của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với Bộ Tài nguyên và môi trường.

Ngày 16/8/2017, Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục có Thông báo số 5333/TB-CT thông báo về tiền nợ và phạt chậm nộp tiền cấp quyền khai thác, với tổng số tiền phải nộp là 4.459.473.710 đồng.

Để giúp Công ty Vicosimex vượt qua khó khăn, Công ty đề nghị với Chính phủ và Bộ Tài nguyên và môi trường:

  1. Xem xét, có ý kiến bằng văn bản với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế để Công ty Vicosimex được khai thác sản lượng cát hàng năm theo công suất quy định tại Giấy phép khai thác khoáng sản số 604/GP-BTNMT ngày 24/3/2008 của Bộ Tài nguyên và môi trường.
  2. Có ý kiến với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế để Tổng cục Thuế có văn bản chỉ đạo Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế xóa nợ tiền cấp quyền khai thác năm 2014, 2015 và tiền phạt chậm nộp. Cho phép Công ty Vicosimex được chuyển số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đã nộp dư ( tính theo công suất mà UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho phép) của năm 2016 và năm 2017 cho các năm tiếp theo.


Đơn vị phản hồi: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính; Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa thiên Huế

Công văn: 15360/BTC - CST; 8248/UBND - DN, Ngày: 13/11/2017

Nội dung trả lời:

Bộ Tài chính:

  1. về đề nghi được khai thác sản lượng cát hàng năm theo công suất quy định tại Giấy phép khai thác khoáng sản số 604/GP-BTNMT: Kiến nghị này thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đề nghị VCCI chuyển kiến nghị của Công ty đến Bộ TNMT để xem xét giải quyết
  2. về đề nghị xóa nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản năm 2014, 2015 và tiền phạt chậm nộp, cho phép Công ty CP XNK - Dịch vụ và Đầu tư Việt Nam (Vicosimex) xóa nợ tiền cấp khai thác qua các năm sau:
  • Tại Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản quy định: “ Tổ chức, cá nhân được cấp quyền khai thác khoáng sản nộp tiên theo Thông báo của Cục thuế địa phương. Việc thu, nộp tiền cấp quyên khai thác khoảng sản được thực hiện theo đúng quy định về thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước” (Khoản 2 Điều 12); “Trường hợp nộp tiền cấp quyền khai thác khoảng sản vào ngân sách nhà nước sau thời hạn quy định, thì ngoài số tiền phải nộp theo Thông báo, còn phải nộp tiền phạt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế” (Khoản 3 Điều 16)
  • Tại Khoản 1, 2 Điều 48 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngảv 6/11/2013 của Bộ Tài chính quy định về xoá nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt: "1. Trường hợp được xoá nợ tiền thuế
  1. Doanh nghiệp bị tuyên bổ phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tiền, tài sản để nộp tiền thuế.
  2. Cả nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không còn tài sản để nộp tiền thuế.
  3. Các khoản nợ tiền thuế không thuộc trường hợp nêu tại điểm a và b khoản 1 Điều này, đáp ứng đủ các điều kiện sau:

c.l) Khoản nợ tiền thuế đã quả 10 (mười) năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế;

C.2) Cơ quan thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưởng chê thỉ hành quyêt định hành chính thuế theo quy định nhưng không thu đủ tiên thuê;

  1. Các trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt thì đòng thời được xỏa khoản tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt phát sinh từ khoản nợ đó

Ngày 12/01/2017, Bộ Tài chính đã có công vãn số 130/TCT-QLN về việc tạm thòi chưa áp dụng biện pháp cưõng chế tiền nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với sản lượng cát mà UBND tỉnh Thừa Tiên Huế chưa cho phép khai thác. Ngoài ra, hiện nay, Tổng cục Thuế đang báo cáo Bộ về ý kiến của Bộ Tư pháp tại công văn sổ 3336/BTP-PLDSKT ngày 14/9/2017 đề nghị Bộ Tài chính xem xét, giải quyết việc cưỡng chế thu tiền cấp quyền khai thác mỏ của VTCOSIMEX theo thẩm quýền và quy đinh của pháp luật và dự thảo công văn gửi Bộ Tư pháp với nội dung như sáụ:

“Căn cứ thẩm quyền vậ quy định của pháp luật, đồng thời để kịp thời giải quyết khó khăn cho doanh nghỆp, giúp Công ty duy írì hoạt động sản xuất kinh doanh, Bộ Tài chính đã cỏ công văn sổ 130/TCT-QLN ngày 12/01/2017 chỉ đạo Cục Thuế tình Thừa Thiẽn Huế tạm thời chưa thực hiện cưỡng chế nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với Công ty tương ứng với sản lượng mà UBND tình Thừa Thiên Huế chưa cho khai thác. Sau khi có ý kiến của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Bộ Tài nguyên và môi trường về việc điểu chỉnh sản lượng khai thác khoáng sản thì yêu cầu Công ty thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Đen nay, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa có ỷ kiến điều chỉnh lại sản lượng khai thác khoáng sản hàng năm và tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phải nộp

Theo đó, việc xóa nợ tiền thuế và tiền phạt chậm nộp đôi với trường hợp của Công ty Vicosimex đề nghị thực hiện theo quy định cùa pháp luật vê quản lý thuế nêu trên.

UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế

  • về đề nghị xem xét, có ý kiến bằng văn bản với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế để Công ty Vicosimex được khai thác sản lượng cát hàng năm theo công suất quy định tại Giấy phép khai thác khoáng sản số 604/GP-BTNMT ngày 24/3/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Qua rà soát việc thực hiện các cam kết đầu tư của Công ty Vicosimex đối với việc thực hiện chế biến sâu từ nguồn nguyên liệu cát trắng được khai thác từ mỏ cát thạch anh tại khu vực Hòa Bình thuộc xã Phong Hòa, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; trong giai đoạn Vicosimex chưa hoàn thành dây chuyền sản xuất sản phẩm thủy tinh tại Khu công nghiệp Phong Điền, đề nghị Công ty Vicosimex tiếp tục duy trì khai thác cát trắng tại mỏ theo Công văn số 1599/UBND-CT ngày 29/3/2016 của ƯBND tỉnh Thừa Thiên Huế (khối lượng tối đa 50.000 tấn/năm và trong thời hạn 03 năm 2016 - 2018)

  • về đề nghị có ý kiến với Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế để Tổng Cục thuế có văn bản chỉ đạo Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế xóa nợ tiền cấp quyền khai thác năm 2014, năm 2015 và tiền phạt chậm nộp. Cho phép Công ty Vicosimex được chuyển số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đã nộp dư (tính theo công suất mà UBND tỉnh Thừa Thiên Huê cho phép) của năm 2016 và năm 2017 cho các năm tiếp theo:

Công ty Vicosimex chưa thực hiện đầy đủ cam kết chế biến sâu cát trắng nên không sử dụng hết công suất theo Giấỵ phép khai thác. Đồng thời, theo quy định của Luật Khoáng sản “Tiền cấp quyền khai thác khoảng sản được thu căn cứ vào trữ lượng cấp phép khai thác khoáng sản ”, vì vậy việc nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đề nghị Công ty Vicosimex thực hiện đúng quy đinh theo Quyết định sô 1972/QĐ-BTNMT ngày 17/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản mỏ cát thạch anh tại khu vực Hòa Binh thuộc xã Phong Hòa, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong năm 2016 tỉnh Thừa Thiên Huế đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ừong đó có trao đổi các đề xuất kiến nghị của doanh nghiệp liên quan đến nội dung nêu ữên; Bộ Tài nguyên và Môi trường ghi nhận sẽ nghiên cứu, xem xét kiến nghi Chính phủ điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

Ý kiến bạn đọc (0)