Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Đề nghị Chính phủ thay đổi cơ chế xuất khẩu gạo, cho phép xuất khẩu gạo trở lại bình thường không cần phải cấp hạn ngạch như tháng 04/2020. Đề nghị Bộ Công thương và Bộ Tài chính, Hải quan phối hợp với nhau sớm giải quyết lượng gạo nằm tại cảng đang gây tốn kém rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp.

Thứ năm, 01-06-2020 | 09:29:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Đề nghị Chính phủ thay đổi cơ chế xuất khẩu gạo, cho phép xuất khẩu gạo trở lại bình thường không cần phải cấp hạn ngạch như tháng 04/2020. Đề nghị Bộ Công thương và Bộ Tài chính, Hải quan phối hợp với nhau sớm giải quyết lượng gạo nằm tại cảng đang gây tốn kém rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp.

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng

Công văn: 0728/ PTM - KHTH, Ngày: 26/05/2020

Nội dung kiến nghị:

Theo phản ánh của lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL khẳng định vụ đông xuân được mùa lớn, vụ đông xuân ở phía Bắc cũng bắt đầu thu hoạch, không có sâu bệnh như e ngại trước đó. Vì vậy, vấn đề an ninh lương thực hiện nay cần nhìn ở góc độ mới so với cách đây một tháng. 


Đơn vị phản hồi: Bộ Công thương; Tổng cục Hải quan; Bộ Tài chính; Bộ NN&PTNT

Công văn: 0573/XNK - THCS; 5899/TCHQ-PC, Ngày: 03/06/2020

Nội dung trả lời:

  • Bộ Công thương

Ngày 29 tháng 4 năm 2020, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 172/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về giải pháp điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương về việc cho phép hoạt động xuất khẩu gạo trở lại bình thường (theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo) kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2020. Các khó khăn của thương nhân xuất khẩu gạo đã được xử lý triệt để, đến nay, các thương nhân đã và đang triển khai thực hiện hoạt động xuất khẩu gạo bình thường theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP. 

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 172/TB-VPCP dẫn trên, ngày 05 tháng 5 năm 2020, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đê nghị phối hợp: (i) tăng cường đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo (đối với cả thương nhân có trụ sở chính trên địa bàn và thương nhân có kho chứa, cơ sở xay xát trên địa bàn); (ii) đôn đốc các thương nhân xuất khẩu gạo trong số 20 thương nhân xuất khẩu gạo lớn nhất ký thỏa thuận với ít nhất 01 hệ thống siêu thị về việc bảo đảm cung cấp lượng dự trữ lưu thông khi được yêu cầu; (iii) phối hợp với Bộ Công Thương để kịp thời có biện pháp xử lý phù hợp các thương nhân vi phạm quy đinh về duy trì mức dự trữ lưu thông (nếu có).

Bên cạnh đó, Bộ cũng đã có công hàm, văn bản trao đổi, thông tin đến các cơ quan ngoại giao, tổ chức nước ngoài liên quan cũng như một số thương nhân có kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất khẩu gạo về ý kiến chỉ đạo của thủ tướng chính phủ tại văn bản số 172/TB - VPCP để biết và phối hợp triển khai thực hiện.

Trong quá trình triển khai, Bộ Công Thương luôn bám sát ý kiến chi đạo cua Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản có liên quan, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và quán triệt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục làm viêc, trao đối và phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam để triển khai thực hiện các biện pháp, giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động xuất khẩu gạo (thủ tục, logistics, tín dung...), đồng thời theo dõi chặt chẽ tình hình cung cầp gạo trong nước và quốc tế, dự báo động thái của các nước xuất khẩu, nhập khẩu gạo lớn trên thế giới, diễn biến dịch bệnh và thiên tai để kịp thời ứng phó với các thay đổi và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án điều hành phù hợp với tình hình ổn định mới trong bối cảnh dịch bệnh.

  • Bộ tài chính

Ngày 29/4/2020, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 172/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về giải pháp điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới; ngày 29/4/2020 tổng cục Hải quan đã có công văn số 2849/TCHQ - GSQL hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về việc xuất khẩu gạo trở lại bình thường từ ngày 01/05/2020 theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ - CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

  • Tổng cục Hải quan: Theo công văn 5899/TCHQ - PC ngày 08/09/2020

a) Trong quá trình triển khai thực hiện Thông báo số 163/TB-VPCP ngày 21/4/2020 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, cụ thể ngày 23/4/2020, Bộ Tài chính đã có các công văn số 5005/BTC-TCHQ, công văn số 5070/BTC-TCHQ trao đổi với Bộ Công Thương thống nhất phương án xử lý đối với 100.000 tấn gạo được tạm ứng trước hạn ngạch xuất khẩu gạo; phương án xử lý đối với số lượng được hồi lại hạn ngạch tháng 4/2020 từ gạo nếp, tấm nếp, thóc nếp đảm bảo công khai, minh bạch, đúng nguyên tắc quản lý hạn ngạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan có một số văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:

  • Đối với các lô hàng đã đưa vào cảng trước 24/3/2020: ngày 24/4/2020, Tổng cục Hải quan có công văn số 2638/TCHQ-GSQL thông báo mở hệ thống tiếp nhận đăng ký cho lượng hàng tồn tại cửa khẩu, cảng biển quốc tế trước 24/3/2020, thời gian đăng ký tờ khai hải quan bắt đầu thực hiện từ 0h ngày 25/4/2020.
  • Đối với số lượng được hồi lại hạn ngạch tháng 4/2020 từ gạo nếp, tấm nếp, thóc nếp: Ngày 22/4/2020, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 2571/TCHQ- GSQL hướng dẫn thực hiện. Đồng thời, với số lượng gạo nêp đã đăng ký tờ khai và đã áp dụng hạn ngạch theo Quyết định số 1106/QĐ-BCT ngày 10/4/2020, Tổng cục Hải quan đã có các công văn số 2650/TCHQ-GSQL ngày 22/4/2020 và 2722/TCHQ-GSQL ngày 27/4/2020 thông báo về thời điểm bắt đầu thực hiện đăng ký tờ khai hải quan đối với số nếp được hồi lại hạn ngạch tháng 4/2020
  • Đối với số lượng hồi lại hạn ngạch tháng 4/2020 do hủy tờ khai quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng không xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan để kiểm tra: Trên cơ sở số liệu tờ khai hủy do Cục Hải quan địa phương báo cáq, ngày 27/4/2020, Tông cục Hải quan đã có công văn sô 2722/TCHQ-GSQL thông báo về thời điểm thực hiện đăng ký tờ khai hải quan đối với lượng gạo được hồi lại hạn ngạch tháng 4/2020.

Các văn bản thông báo của Tổng cục Hải quan đều được thông báo công khai, minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng (như: cổng Thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, báo chí), được gửi cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội lương thực Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và gửi cho Cục Hải quan các tỉnh, thành phố để thực hiện và thông báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đăng ký tờ khai trên địa bàn. Việc thông báo được thực hiện trước thời điểm mở hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để các doanh nghiệp biết, đăng ký tờ khai hải quan. Qua đó, góp phần tháo gỡ, xử lý các vướng mắc của doanh nghiệp.

b) Ngày 29/4/2020, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 172/TB- VPCP về ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến phương án điều hành xuất khẩu gạo trong tháng 5/2020 và thời gian tới, Bộ Tài chính đã chỉ đạo, Tổng cục Hải quan có công văn số 2849/TCHQ-GSQL ngày 29/4/2020 thông báo cho Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp biết để triển khai thực hiện, theo đó, kể từ OhOO’ ngày 1/5/2020, việc xuất khẩu gạo trở lại bình thượng theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

  • Tổng Cục Hải quan

về phía cơ quan hải quan, hiện nay, Cục Hải quan các tỉnh biên giới vẫn đang phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trên địa bàn như: Trung tâm quản lý cửa khẩu, biên giới, cơ quan Kiểm dịch...tham gia trao đổi với các lực lượng chức năng phía Trung Quốc để tìm giải pháp vừa thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu được nhanh chóng, vừa đảm bảo công tác phòng chông dịch tại cửa khẩu, giảm thiệt hại, khó khăn cho doanh nghiệp. Đồng thời bám sát các thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu của Trung Quốc để kiến nghị các Bộ, ngành liên quan và Lãnh đạo UBND các tỉnh tiến hành hội đàm, trao đổi với phía Trung Quốc để tháo gỡ khó khăn và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Ý kiến bạn đọc (0)