Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Kiến nghị bỏ yêu cầu cập nhật thông tin (cấp mã số tiếp nhận) thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản quy định tại Điều 12, Điều 13 của Thông tư số 26/2018/TT-BNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn muốn quản lý thông tin về sản phẩm hay quản lý danh mục sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp đã công bố thì chỉ đơn giản là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần tạo ra môi trường mạng / hệ thống dữ liệu để các doanh nghiệp tự động cập nhật các thông tin ngắn gọn nhất về sản phẩm mình đã công bố, để tất cả các bên có thể theo dõi và nắm bắt và kể cả để truy xuất.

Thứ tư, 02-06-2020 | 09:43:00 AM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Kiến nghị bỏ yêu cầu cập nhật thông tin (cấp mã số tiếp nhận) thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản quy định tại Điều 12, Điều 13 của Thông tư số 26/2018/TT-BNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn muốn quản lý thông tin về sản phẩm hay quản lý danh mục sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp đã công bố thì chỉ đơn giản là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần tạo ra môi trường mạng / hệ thống dữ liệu để các doanh nghiệp tự động cập nhật các thông tin ngắn gọn nhất về sản phẩm mình đã công bố, để tất cả các bên có thể theo dõi và nắm bắt và kể cả để truy xuất.

Tình trạng: Chưa phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Công ty TNHH Cargill Việt Nam /Công ty CP Ewos Việt Nam / Công ty TNHH MTV Provimi

Công văn: 0728/ PTM - KHTH, Ngày: 26/05/2020

Nội dung kiến nghị:

- Quy định về cấp mã số tiếp nhận hàng hóa cho doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian, nguồn lực của các doanh nghiệp và xã hội, không minh bạch trong việc quản lý, làm tăng chi phí cho ngành, giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam.
- Quy định này trái và không phù hợp với hệ thống văn bản pháp luật hiện hành như: Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Thủy sản 2017… và không phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa cũng như không mang lại giá trị cho quản lý Nhà nước. Thực chất đây là một dạng của quản lý danh mục. (dạng quản lý này đã bộc lộ tính không hiệu quả trong quản lý thức ăn thủy sản trước đây). Yêu cầu về cấp Mã số tiếp nhận thực chất là tạo ra giấy phép con, gây khó khăn và làm tăng chi phí của các doanh nghiệp.

* Các khó khăn từ việc yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu cập nhật thông tin để được cấp Mã số tiếp nhận là:
- Lô hàng nhập về là lô hàng lớn, dùng chung cho các loại thức ăn nên sẽ áp dụng tiêu chuẩn cơ sở chung, nên không thể chỉ áp dụng riêng cho thức ăn thủy sản;
- Doanh nghiệp khi nhập khẩu phải nhập từ nhiều nhà cung cấp khác nhau chứ không phụ thuộc vào một nhà cung cấp và một nguồn cố định nên việc xin Mã số tiếp nhận cho từng lô, theo từng nhà cung cấp là vô cùng bất cập;
- Khi khai hải quan chúng tôi cũng phải khai chung là mục đích làm nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản chứ không thể tách ra cho mỗi thức ăn thủy sản và bên hải quan cũng không chấp nhận và sẽ rủi ro cho các doanh nghiệp chúng tôi sau này khi Cơ quan Hải quan tiến hành hậu kiểm;
- Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu về để bán cho các nhà máy sản xuất các loại thức ăn chứ không chỉ mỗi sản xuất thức ăn thủy sản, nên không thể biết các nhà sản xuất sẽ sử dụng bao nhiêu cho mỗi loại thức ăn, bởi đó là bí mật về công thức và công nghệ của các doanh nghiệp;
- Để thực hiện yêu cầu này, Tổng cục thủy sản chỉ chấp nhận kết quả kiểm tra chất lượng được cấp bởi 03 bên là Cục bảo vệ thực vật, Cục Thú y và Tổng cục Thủy sản, trong khi thời gian chờ kết quả thường là 10 ngày kể từ ngày lấy mẫu, dẫn đến thời gian chờ thông quan lô hàng bị kéo dài, gây ách tắc logistics và làm tăng rất nhiều khoản chi phí.


Đơn vị phản hồi: Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Công văn: , Ngày:

Nội dung trả lời:

Ý kiến bạn đọc (0)