Tel: +84 24 35742022 | Fax: +84 24 35742020

Ngành công nghiệp Dệt may, da giày phải xác định các điều kiện về sản xuất an toàn. Các hiệp hội ngành hàng cần làm việc với nhau xem mức độ ảnh hưởng doanh nghiệp thế nào, tình trạng hiện nay nếu khôi phục sản xuất, trở lại trạng thái bình thường thì doanh nghiệp cần cái gì, ở mức độ như thế nào. Cần đánh giá lại vị thế, vai trò của từng thị trường, ngành hàng để có giải pháp thiết thực, hiệu quả hơn.

Thứ hai, 03-06-2020 | 14:02:00 PM GMT+7 Bản in

Tên kiến nghị: Ngành công nghiệp Dệt may, da giày phải xác định các điều kiện về sản xuất an toàn. Các hiệp hội ngành hàng cần làm việc với nhau xem mức độ ảnh hưởng doanh nghiệp thế nào, tình trạng hiện nay nếu khôi phục sản xuất, trở lại trạng thái bình thường thì doanh nghiệp cần cái gì, ở mức độ như thế nào. Cần đánh giá lại vị thế, vai trò của từng thị trường, ngành hàng để có giải pháp thiết thực, hiệu quả hơn.

Tình trạng: Đã phản hồi

Đơn vị kiến nghị: Các doanh nghiệp ngành dệt may

Công văn: 0728/ PTM - KHTH, Ngày: 26/05/2020

Nội dung kiến nghị:

Với lĩnh vực dệt may, da giày thì trong đầu tháng 4 đã có tới 80% giảm quy mô sản xuất. Doanh nghiệp có thể cầm cự vượt qua nhưng có khả năng tiếp tục tham gia tái cơ cấu, phát triển thị trường hay không.


Đơn vị phản hồi: Bộ Công thương

Công văn: 6760/BCT-KH, Ngày: 11/09/2020

Nội dung trả lời:

Thực hiện chỉ đạo cùa Chính phủ thực hiện mục tiêu kép: Đẩy lùi dịch bệnh, phát triển kinh tế - xã hội, các Bộ, ngành và các đan vị liên quan trong thòi gian qua đã phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng, hô trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tìm kiếm, mở rộng thị trường, đa dạng hóa nguồn cung, phát triển các mặt hàng mới như khẩu trang, trang phục phòng dịch để duy trì hoạt động, duy trì sản xuất, duy trì việc làm cho người lao động; đồng thời, ngành y tế cũng đã hướng dẫn triển khai các công việc phòng chống, kiếm soát dịch Covid trong môi trường sản xuất. Một số doanh nghiệp chưa đảm bào điều kiện an toàn về phòng chống Covid đã phải tam dừng sản xuất để khắc phục, phòng ngừa. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động, tích cực trang bị thêm các trang thiết bị phòng chống dịch, bảo vệ sức khỏe người lao động.

Trước diễn biến địch bệnh phức tạp, nhiều đơn hàng xuất khẩu bị hoãn, hủy, Bộ Công Thương đang tiến hành các hoạt động xúc tiên thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm và phát triển các thị trường xuất khẩu mới, kích cầu nhằm phát triển thị trường nội địa. Hiệp định EVFTA đã chính thức có hiệu lực, đây là cơ hội giúp các ngành sản xuât trong nước, trong đó có dệt may, da giày phát huy được lợi thế, đẩy mạnh xuất khẩu.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang xây dựng Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035, theo đó, sẽ có đánh giá lại về tình hình và bối cảnh mới với sự xuất hiện của dịch Covid-19 có tác động đến ngành và đề xuất các giải pháp phát triển ngành dệt may, da giày phù hợp trong bối cảnh mới này.

 
Ý kiến bạn đọc (0)